II. HỆ THỐNG KÉO, ĐẨY VÀ ĐẨY-KÉO
2. Chuỗi cung ứng kéo
Trong chuỗi cung ứng kéo, phân phối và sản xuất là định hướng theo nhu cầu do vậy họ phối hợp với nhu cầu của khách hàng thật sự cứ không phải là nhu cầu dự báo. Trong hệ thống
hòan toàn kéo, công ty không duy trì bất kì mức tồn kho và chỉđáp ứng các đơn đặt hàng cụ
thể. Điều này có thể nhờ vào cơ chế dòng thông tin nhanh cóng cho phép chuyển thôgn tin về
nhu cầu khách hàng (nghĩa rằng dữ liệu POS) đến các thành viên của chuỗi cung ứng. Hệ
thống kéo có vẻ hấp dẫn vì chúng khiến
• Giảm thời gian đặt hàng nhờ khả năng dự báo tốt hơn những đơn đặt hàng sắp đến của các nhà bán lẻ
• Giảm tồn kho của các nhà bán lẻ khi mức tồn kho ở những cơ sở này tăng với thời gian đặt hàng (xem chương 3)
• Giảm sự biến thiên trong hệ thống và, đặc biệt, sự biến thiên mà các nhà sản xuất đối mặt (xem phần thảo luận trong phần 4.2.2) do thời gian đặt hàng giảm.
• Giảm tồn kho của nhà sản xuất nhờ giảm sự biến thiên.
Do vậy, chuỗi cung ứng kéo, chúng ta đặc biệt thấy một sự giảm sút đáng kể của mức tồn kho của hệ thống, khả năng quản lý các nguồn lực được cải thiện, và một sự giảm sút của chi phí của hệ thống khi được so sánh với hệ thống đẩy tương ứng.
Mặt khác, hệ thống kéo thướng khó thực hiện khi thời gian đặt hàng quá lâu do vậy không thực tếđểđáp ứng với các thông tin về nhu cầu. Do vậy, trong hệ thống kéo, thường khó khăn hơn trong việc tận dụng được lợi thế của kinh tế theo qui mô trong việc sản xuất và vận chuyển khi hệ thống không được hoạch định xa về thời gian.
Những lợi thế và bất lợi này của chuỗi cung ứng kéo và đẩy khiến công ty tìm kiếm một chiến lược chuỗi cung ứng mới để kiếm lợi thế của cả hai. Và chiến lược chuỗi cung ứng kéo-đẩy xuất hiện.