1. Những vấn đề với chuỗi cung cấp không liên tục
Hình 2-1 tóm tắt cách nhìn nhận về chuỗi cung cấp bên trong một tổ chức, bao gồm nhiều họat động liên quan mật thiết đến việc tạo ra giá trị cho sản phẩm cuối cùng. Những
1 Christopher M. (1996) Emerging Issues in Supply Chain Management, Proceedings of the Logistics Academic Network Inaugural Workshop, Warwick. Network Inaugural Workshop, Warwick.
2 Jones D., Hines P. and Rich N. (1997) Lean logistics, International Journal of Physical Distribution and Logistics Management, 27(3/4), 153–73. Logistics Management, 27(3/4), 153–73.
3 Christopher M. (1999) Global logistics: the role of agility, Logistics and Transport Focus,. 4 Rowley J. (2001) Lean and agile, Logistics and Transport Focus, 3(6), 52–7. 4 Rowley J. (2001) Lean and agile, Logistics and Transport Focus, 3(6), 52–7.
5 Evans B. and Powell M. (2000) A pragmatic view of lean and agile, Logistics and Transport Focus, 2(10), 26–32. 32.
hoạt động này về mặt truyền thống được quản lý tách biệt nhau và chúng ta dễ dàng nhận thấy khi phân tích cơ cấu tổ chức của chúng. Ở các công ty này, chúng ta sẽ thấy bộ phận thu mua, bộ phận vận chuyển, nhà kho..tách biệt nhau. Thực không may là khi phân chia các hoạt động quản trị chuỗi cung cấp theo cách thức này sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề.
Hình 4-2:Tóm tắt các hoạt động hậu cần
Bộ phận thua mua sẽ tìm kiếm nhà cung cấp đáng tin cậy nhất, thực hiện việc kiểm soát tồn kho với các sản phẩm giá trị thấp, thực hiện hoạt động kho bãi đối với những sản phẩm có vòng tồn kho lớn, quản trị nguyên vật liệu theo cách thức dễ dàng xử lý, tiến hành chất đầy hàng lên phương tiện rồi mới chuyển bánh…Tất cả những mục tiêu này dường như giá trị, vì thế điều quan trọng để nhận biết mối hoạt động là phải đánh giá thành tích riêng của nó theo cách thức thích hợp nhất. Thực không may là chúng ta chỉ nhận ra hoặc phân tích chúng khi những mục tiêu này mâu thuẫn với nhau. Ví dụ việc quản trị kho bãi có thể tiết kiệm tiền bằng cách giảm tồn kho nguyên vật liệu và chuyển hàng nhanh đến khu vực vận chuyển. Tương tự, hoạt động thu mua có thể giảm chi phí quản lý về mặt hành chính nếu gởi những ít đơn hàng với khối lượng lớn hơn cho nhà cung cấp- nhưng điều này có thể làm gia tăng mức tồn kho và dẫn đến tăng tiền đầu tư cho kho bãi. Sử dụng vận tải đường biển cắt giảm đáng kể chi phí vận tải so với vận tải đường không- nhưng nó dẫn đến việc gia tăng tổng số tồn kho trong chuỗi cung cấp. Trong thực tế, các hoạt động khác nhau của quản trị chuỗi cung cấp liên quan mật thiết với nhau, và chắc chắn rằng những chính sách đối với một bộ phận sẽ tác động đến hoạt động của các bộ phận khác.
Chúng ta có thể hiểu được các vấn đề này thông qua ví dụ thực tiễn tại tập đoàn RP Turner ở trang sau. Vấn đề mà công ty RP gặp phải đối với hoạt động hậu cần là hiển nhiên nếu công tác quản trị chuỗi cung cấp tách biệt các chức năng khác nhau. Trong trường hợp đó, mỗi chức năng sẽ theo đuổi định hướng riêng, nhiều khi các nỗ lực bị trùng lắp và gây nên sự lãng phí về nguồn lực. Giả sử nhà bán sỉ có một đội xe tải để vận chuyển nguyên vật liệu qua họat động quản trị nguyên vật liệu từ nhà cung cấp và một đội xe khác vận chuyển cũng hàng hóa đó đến khách hàng qua họat động phân phối. Thông qua ví dụ này chúng ta có thể nhận thấy rằng sự trùng lắp các nỗ lực và lãng phí nguồn lực khi quản lý hai đội xe riêng biệt nhau. Một số tổ chức khác có cả cấp độ tồn kho: nguyên vật liệu, tồn kho trong sản xuất và sản phẩm hòan thành- và mỗi bộ phận quản lý riêng biệt sử dụng tiêu chuẩn và hệ thống khác nhau. Nhà cung cấp Quá trình tác nghiệp Khách hàng Mua hàng Vận chuyển đến Nhận hàng
Hoạt động kho bãi Kiểm soát tồn kho Quản trtrị nguyên vật liệu Chọn lựa Hợp nhất Phân phối vật chất Vận chuyển ra ngoài Hoàn trả Truyền thông Định vị
TẬP ĐOÀN RP TURNER
Tập đoàn RP Turner, sản xuất van ống cho ngành công nghiệp dầu ở Miền Tây Canada. Nó mua nguyên vật liệu từ Nhật, Mỹ và khu vực phía đông của Canada, sau đó tiến hành sản xuất các van ở Edmonton, Alberta và vận chuyển sản phẩm hoàn thành đến các khu vực dầu mỏ ở phía Bắc.
Công ty phát triển bằng cách nhấn mạnh đến chất lượng cao của sản phẩm, đảm bảo độ tin cậy trong vận hành trong điều kiện thời tiết khắt nghiệt ở khu vực Bắc cực. Vận chuyển sản phẩm đến các khách hàng ở xa là khá tốn kém, và trong năm 2000, công ty đã tìm kiếm phương pháp mới trong việc cắt giảm chi phí hậu cần. Nó nhận thức được rằng các chức năng riêng biệt làm việc ít nhiều mang tính độc lập. Điều này đôi khi hiển nhiên khi ba bộ phận chính- Marketing, Sản xuất và Tài chính- tọa lạc ở các địa điểm khác nhau. Bộ phận sản xuất ở Edmonton, thành phố chính nằm gần sát với các mỏ dầu nhất; bộ phận Marketing ở Calgary gần trụ sở công ty dầu; bộ phận tài chính (bao gồm thu mua) ở Vancouver gần hải cảng và trung tâm tài chính. Để đánh giá đúng những vấn đề tiềm tàng, bạn phải nhớ rằng Canada là một quốc gia rộng lớn, bộ phận sản xuất cách xa hàng nghìn km so với nước Pháp, 500 km so với bộ phận Marketing và hơn 2000 km so với các điểm phân phối.
Công ty thực hiện chế độ khen thưởng thành tích đối với hoạt động. Vì thế chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi hỏi các bộ phận về thứ tự ưu tiên trong họat động, chúng ta sẽ thấy nhiều quan điểm khác nhau nhiều khi mâu thuẫn lẫn nhau.
Bộ phận Marketing muốn:
• Tồn kho nhiều sản phẩm hoàn thành để thỏa mãn nhu cầu một cách nhanh chóng
• Lưu trữ đa dạng hàng hóa trong nhà kho
• Đặt gần khách hàng để phân phối nhanh và giảm thời gian đặt hàng
• Sản xuất với sự đa dạng trong đầu ra để đáp ứng nhanh đơn hàng của khách
• Nhấn mạnh đến hệ thống phân phối hiệu quả
• Dự báo lạc quan về doanh số bán nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất nhắm đến nhu cầu thực tế
Bộ phận sản xuất muốn:
• Tồn kho nguyên vật liệu và tồn kho trong sản xuất lớn đảm bảo tính ổn định họat động sản xuất
• Giới hạn số thành phẩm nhằm để tiến hành sản xuất dài hạn
• Ở gần nhà cung cấp để nhận nguyên vật liệu nhanh chóng
• Sản xuất ổn định để đạt được hiệu quả
• Dự báo doanh thu thực tế cho phép hoạch định một cách hữu hiệu
Bộ phận tài chính muốn:
• Ít tồn kho
• Ít các địa điểm hoặc bộ phận để đạt hiệu quả kinh tế và giảm thiểu tổng chi phí
• Lô sản xuất lớn nhằm cắt giảm chi phí đơn vị sản phẩm
• Sản xuất theo đơn đặt hàng
• Dự báo doanh thu trong điều kiện bi quan nhằm giảm tình trạng sử dụng không hiệu quả cơ sở vật chất
Mặc cho hoạt động truyền thông rất tốt nhưng công ty vẫn cảm thấy rằng họat động hiện tại trải dài và phân tán trên phương diện địa lý. Vì thế công ty quyết định tập trung các họat động tại nhà máy chính ở Edmonton. Điều này làm cho các chức năng chuỗi cung ứng xích lại gần nhau, và sự cải tổ về công tác tổ chức trong vòng hai năm đến tạo ra một bức tranh thống nhất về chuỗi cung ứng.
Nguồn: Ray Turner và các báo cáo nội bộ của công ty
VÍ DỤ THỰC TIỄN
U P P Y C H A I
S N M A N A G E M E N T
Chuỗi cung cấp tách biệt còn gây ra khó khăn cho việc phối hợp dòng thông tin xuyên suốt các hệ thống khác nhau. Giả sử rằng bộ phận sản xuất biết rằng nó sẽ thiếu hụt nguyên vật liệu và cần điền khuyết bởi đơn hàng mới. Thông tin này sẽ được chuyển trực tiếp cho bộ phận thu mua. Tuy nhiên nếu thông tin này được chuyển từ hệ thống này sang hệ thống khác
sẽ tạo điều kiện gây ra những sai lỗi, tạo ra sự không chắc chắn, trì hoãn và không hiệu quả- và kết quả gây chậm trễ trong việc giao hàng, xử lý các đơn hàng cấp bách, tăng chi phí và gây nên thiếu hụt.
Tóm tắt những vấn đề này, phân nhỏ chuỗi cung cấp thành các bộ phận khác nhau có nhiều hạn chế:
• Tạo ra những mục tiêu khác nhau và thường mâu thuẫn với nhau trong một tổ chức
• Trùng lắp nỗ lực và giảm hiệu suất
• Truyền thông khó khăn và phát sinh vấn đề về dòng thông tin giữa các bộ phận
• Giảm sự hợp tác giữa các bộ phận- dẫn đến hiệu quả thấp, chi phí cao và dịch vụ khách hàng kém
• Mức độ không chắc chắn và trì hoãn tăng cao
• Làm cho công tác hoạch định trở nên khó khăn hơn
• Tạo ra những bước đệm không cần thiết giữa các bộ phận, chẳng hạn như tồn kho trong quá trình, công tác vận tải và chi phí quản lý hành chính.
• Làm mờ đi các chi phí quan trọng, chẳng hạn như tổng chi phí của chuỗi cung cấp.
• Khiến cho bộ phận quản lý chuỗi cung cấp có vị trí thấp trong tổ chức.
2. Phối hợp các hoạt động
Sách lược rõ ràng để tránh những vấn đề phát sinh này là xem xét chuỗi cung cấp không phải bao gồm nhiều hoạt động riêng biệt, mà đó chính là một bộ phận chức năng tích hợp. Khi đó tất cả hoạt động sẽ đóng góp vào kết quả chung cho tổ chức. Điều này giải thích tại sao mà Sheehy, nguyên là chủ tịch của tập đoàn BAT phát biểu “ Tôi tin rằng khi hệ thống chuỗi cung cấp được thiết kế hợp lý thì đây chính là yếu tố then chốt cho sự thành công của doanh nghiệp”.1
Về mặt thực tế sẽ rất khó khăn khi tích hợp tất cả các hoạt động của chuỗi cung cấp trong một tổ chức. Chuỗi cung cấp gồm nhiều họat động khác nhau, với nhiều loại tác nghiệp khác nhau, sử dụng nhiều hệ thống khác nhau và trải dài trên khu vực địa lý. Cách tiếp cận thông dụng chính là phát triển sự tích hợp theo thời gian. Một bộ phận có thể sẽ quá tải khi xử lý tất cả các khía cạnh của đặt hàng và nhận nguyên vật liệu. Một phòng ban khác có thể quá tải khi đảm đương mọi thủ tục trong việc phân phối thành phẩm đến khách hàng. Vì thế một số tổ chức không thực hiện việc tích hợp nữa khi đạt đến giai đoạn này và họ tập trung vào hai chức năng:
• Quản trị nguyên vật liệu, tương ứng với sản xuất và quản lý dòng dịch chuyển nguyên vật liệu khi đến lẫn trong sản xuất, và
• Phân phối hàng hóa vật chất, tương ứng với hoạt động của bộ phận marketing và xem xét sự dịch chuyển ra ngoài của thành phẩm.
Tuy nhiên điều này dẫn đến sự bỏ ngỏ trong tiến trình liên tục trong việc đáp ứng khách hàng. Hiển nhiên là chúng ta cần có sự kết nối hai hoạt động trên trong một bộ phận chức năng chịu trách nhiệm đối với việc dịch chuyển nguyên vật liệu đến, trong quá trình sản xuất và ra khỏi tổ chức. Tiến trình này chính là sự tích hợp nội bộ hoạt động chuỗi cung ứng của một tổ chức.
Mặc do những lợi ích đương nhiên của chuỗi cung cấp tích hợp, vẫn còn nhiều khó khăn trong việc áp dụng chúng trong thực tế. Có lẽ vấn đề xuất phát từ việc tìm một người có
1 Sheehy P. (1988) Quality – the springboard to success, Focus on Physical Distribution and Logistics Management, 7(8), 3–9. Management, 7(8), 3–9.
Công ty An Thành hiện có doanh thu 10 triệu USD một năm, với mức tồn kho 25% doanh số. Chi phí tồn kho hàng năm là 20% giá trị. Chi phí sản xuất (ngoại trừ chi phí tồn kho) là 7,5 triệu USD một năm và những tài sản khác trị giá 20 triệu USD. Thu nhập trên tài sản hiện tại là bao nhiêu? Chỉ số
này thay đổi như thế nào nếu mức tồn kho giảm xuống còn 20% doanh số?
BÀI GIẢI Cân nhắc chi phí của một năm, tình huống hiện tại là: Cân nhắc chi phí của một năm, tình huống hiện tại là:
Chi phí tồn kho = tổng số tồn kho * chi phí tồn kho = 10* 25% * 0.2 = 0.5 triệu USD /năm Tổng chi phí = Chi phí sản xuất + chi phí tồn kho = 7.5 + 0.5 = 8 triệu USD
Lợi nhuận = Doanh thu – tổng chi phí = 10 – 8 = 2 triệu USD/năm Tổng tài sản = Tài sản khác + tồn kho = 20 + (10* 0.25) = 22.5 triệu USD Lợi nhuận trên tài sản = Lợi nhuận/tổng tài sản = 2/22.5 = 8.9%
Khi tồn kho giảm xuống 20%, ta có:
Chi phí tồn kho = 10* 20% * 0.2 = 0.4 triệu USD /năm Tổng chi phí = 7.5 + 0.4 = 7.9 triệu USD
Lợi nhuận = 10 – 7.9 = 2.1 triệu USD/năm Tổng tài sản = 20 + (10* 0.20) = 22 triệu USD
Lợi nhuận trên tài sản = Lợi nhuận/tổng tài sản = 2.1/22 =9.59%
Kết luận: giảm chi phí tồn kho làm cho chi phí sản xuất thấp hơn, tăng lợi nhuận và gia tăng ROA
VÍ DỤ PHÂN TÍCH
U P P Y C H A I
S N M A N A G E M E N T
đầy đủ kiến thức, đồng cảm, có khả năng quyền hành để thực hiện những thay đổi cần thiết. Điều này yêu cầu một nhà quản trị thâm niên, người có quyền lực cần thiết để tạo ra sự thay đổi- có tầm ảnh hưởng và lan tỏa đến tất cả các cấp độ cũng như các bộ phận trong một tổ chức. Những hoạt động và mối quan hệ xuất phát từ những cá nhân làm việc cùng với nhau, từ đó phát triển văn hóa dựa trên nền tảng nhóm và sự hợp tác hơn là tư lợi và mâu thuẫn cá nhân.
Một nhân tố khác thúc đẩy việc tích hợp nội bộ là việc phân tích tổng chi phí hậu cần. Chúng ta có thể định nghĩa tổng chi phí này bằng:
Tổng chi phí chuỗi cung ứng (hậu cần)= chi phí vận tải + chi phí kho bãi + chi phí tồn kho + chi phí đóng gói + chi phí xử lý thông tin + chi phí cố định về chuỗi cung ứng khác.
Quan điểm truyền thống xem mỗi nhân tố chi phí như là những khoản độc lập, vì thế có thể nói rằng khi giảm chi phí vận tải thì tổng chi phí sẽ tự động giảm theo. Trong thập niên 1960, các tổ chức bắt đầu áp dụng quan điểm hệ thống đối với họat động chuỗi cung cấp, và tiến hành phân tích sự tương tác giữa các hoạt động này. Và kết quả ngạc nhiên là khi giảm chi phí của một họat động dẫn đến việc gia tăng chi phí của hoạt động khác- và tổng chi phí có thể giảm bằng cách tăng mức chi tiêu cho những hoạt động chính. Lewis et al1. đã đưa ra ví dụ cho vấn đề này. Họ phát hiện ra rằng vận tải đường không thì đắt hơn rất nhiều so với vận tải đường bộ, nhưng việc giao hàng nhanh qua vận tải bằng đường không giúp doanh nghiệp không cần đầu tư nhiều vào tồn kho cũng như kho bãi và giảm đáng kể chi phí.
Một nhân tố quan trọng khác đối với việc tích hợp chính là sự sẵn sàng của thông tin tích hợp và hệ thống kiểm tra. Các nhà quản trị cần một hệ thống để thu thập, lưu trữ, phân
1 Lewis H.T., Culliton J.W. and Steel J.D. (1956) The Role of Air Freight in Physical Distribution, Harvard Business School, Boston, MA. Business School, Boston, MA.
tích, phân phối và giới thiệu thông tin lên xuống giữa mục tiêu chiến lược của tổ chức đến cấp thấp hơn và đến những giao dịch cụ thể. Hầu hết tổ chức đều sử dụng mạng nội bộ hoặc intranet cho hoạt động này, nhưng Internet ngày càng được xem là phương thưc hữu hiệu đối với thông tin chuỗi cung ứng. Hệ thống kiểm tra sử dụng thông tin này và tiến hành đánh giá tình huống hiện tại, ra quyết định và bổ sung kết quả. Hệ thống thông tin có thể nhận diện khi nào tồn kho xuống thấp hơn mức cho phép và hệ thống kiểm tra sử dụng thông tin này để đặt hàng cho nhà cung cấp.
3. Các giai đoạn trong việc tích hợp