KIỂM SOÁT TẬP TRUNG VÀ KIỂM SOÁT PHÂN TÁN

Một phần của tài liệu Giáo trình QUẢN TRỊ CHUỔI CUNG ỨNG docx (Trang 162 - 163)

Trong một hệ thống tập trung, các quyết định được thực đưa ra ở một vị trí trung tâm của toàn chuỗi cung ứng. Điển hình thì các mục tiêu là tối thiểu hóa tổng chi phí của hệ thống với ràng buộc phải đáp ứng các yêu cầu về mức phục vụ. Đây rõ ràng là trường hợp khi mạng lưới do một thực thể sở hữu, nhưng điều này cũng đúng trong một hệ thống tập trung bao gồm nhiều công ty khác nhau. Trong trường hợp này, khoản tiết kiệm, hoặc lợi nhuận, cần được phân bổ

cho toàn mạng lưới sử dụng một vài cơ chế của hợp đồng. Chúng ta đã thấy rằng kiểm soát tập trung dẫn đến tối ưu hóa toàn bộ. Tương tự, trong một hệ thống phi tập trung, mối cơ sở

xác định chiến lược hiệu quả nhất mà không xem xét tác động đến các cơ sở khác trong chuỗi cung ứng. Vì vậy, một hệ thống phân tán dẫn đến tối ưu hóa khu vực.

Dễ dàng nhận thấy rằng, về mặt lý thuyết, mạng lưới tập trung sẽ có hiệu quả ít nhất bằng với hệ thống phi tập trung bởi vì những người ra quyết định tập trung có thể ra tất cả các quyết

định mà một nhà ra quyết đinh phân tán sẽđưa ra, nhưng cũng có xem xét đến tác động lẫn nhau của các quyết định được thực hiện ở các vị trí khác nhau trong mạng lưới cung ứng. Trong một hệ thống cung ứng mà ởđó mỗi cơ sở chỉ có thể truy cập thông tin của riêng mình, một chiến lược tập trung thì không thể. Tuy nhiên với những thuận lợi của công nghệ thông tin, tất cả các cơ sở trong một hệ thống tập trung có thể truy cập cùng một dữ liệu. Thực ra, trong chương sau chúng ta thảo luận về khái niệm điểm hợp đồng. Trong trường hợp này, thông tin có thểđược truy cập từ bất kỳ nơi nào trong chuỗi cung ứng và đều giống nhau

không kểđến phương thức sử dụng hoặc là ai đang tìm kiếm thông tin. Vì vậy, hệ thống tập trung cho phép chia sẻ thông tin và quan trọng hơn, sử dụng thông tin này theo phương thức giảm hiệu ứng bullwhip và cải thiện việc dự báo. Cuối cùng, chúng cho phép sử dụngcác chiến lược kết hợp trên toàn chuỗi cung ứng- các chiến lược giảm chi phí toàn hệ thống và cải thiện mức phục vụ.

Dĩ nhiên thi thoảng một hệ thống không thể được tập trung một cách tự nhiên. Nhà bán lẻ, người sản xuất và nhà phân phối tất cả có người sở hữu khác nhau và mục tiêu khác nhau. Trong những trường hợp này, thường hữu ích khi hình thành sự cộng tác trong chương 6. Cũng vậy các hợp đồng cung ứng cũng là phương thức hữu hiệu như đã được thảo luận và trình bày chi tiết ở chương 3.

Một phần của tài liệu Giáo trình QUẢN TRỊ CHUỔI CUNG ỨNG docx (Trang 162 - 163)