II. CÁC MÔ HÌNH TỒN KHO
1. Những nhân tố chính ảnh hưởng đến chính sách tồn kho là gì?
1. Đầu tiên và trước hết là nhu cầu khách hàng, và nhu cầu này có thểđược biết trước hoặc có thể là ngẫu nhiên. Trong trường hợp sau, các công cụ dự báo có thểđược sử
dụng trong những trường hợp mà dữ liệu quá khứ là sẵn có đểước tính nhu cầu trung bình của khách hàng, cũng như mức độ biến động trong nhu cầu (thường được đo lường như là độ lệch chuẩn).
2. Thời hạn giao hàng, có thể biết được khi chúng ta đặt hàng hoặc có thể không chắc chắn
3. Số các sản phẩm khác nhau 4. Thời gian đặt hàng
5. Chi phí, bao gồm chi phí đặt hàng và chi phí lưu trữ tồn kho
a. Điển hình thì chi phí đặt hàng bao gồm hai bộ phận: chi phí của sản phẩm và chi phí vận chuyển
b. Chi phí lưu trữ tồn kho, hoặc chi phí thực hiện tồn kho, bao gồm i. Các khoản thuế và bảo hiểm liên quan đến hàng tồn kho ii. Chi phí bảo quản
iii. Chi phí do giảm giá hàng tồn kho phát sinh từ việc hàng hóa bị lỗi thời hoặc mất đi giá trị do những thay đổi từ thị trường
iv. Chi phí cơ hội, mà đại diện cho thu nhập trên đầu tư nếu chúng ta dùng tiền này đầu tư vào việc khác (ví dụ vào đầu tư vào cổ phiếu) thay vì đầu tư vào tồn kho
6. Mặt khác khi công ty thực hiện lưu trữ tồn kho thì khi gia tăng số lượng hàng tồn kho, một số chi phí sẽ giảm
a. Chi phí đặt hàng: Là các chi phí phát sinh theo mỗi lần đặt hàng và nhận hàng như chi phí ước lượng, thương lượng giá, chuẩn bịđơn hàng, tiếp nhận...Qui mô lô hàng lớn sẽ có ít lần đặt hàng hơn thì chi phí đặt hàng trong năm ít hơn vì số
lần đặt hàng ít. Song đặt hàng qui mô lớn tồn kho bình quân tăng lên và hiển nhiên là chấp nhận chi phí tồn kho cao.
b. Giảm giá do chiết khấu khố lượng lớn: Đặt hàng qui mô lớn có thểđược hưởng sự giảm giá chiết khấu.
c. Chi phí chuẩn bị sản xuất: Các hệ thống sản xuất chế tạo cần chi phí cho mỗi lần chuẩn bị sản xuất gồm: chi phí chuẩn bị tài liệu, máy móc nhàn rỗi, chi phí nhân công chuẩn bị, phế phẩm do sản xuất thử... Qui mô loạt sản xuất lớn số lần chuẩn
bị sản xuất sẽ giảm, chi phí chuẩn bị sản xuất giảm. Tất nhiên là tồn kho bình quân tăng lên và chi phí tồn kho lại tăng lên.
d. Chi phí cạn dự trữ: Giảm thấp tồn kho có thể phải chấp nhận khả năng cạn dự trữ
cao hơn. Chi phí này bao gồm việc bỏ lỡ cơ hội bán hàng hiện tại, và trầm trọng hơn là có thể bỏ lỡ cơ hội thu lợi nhuận tương lai. Để tránh tình trạng cạn dự trữ
người ta gia tăng tồn kho. Trong trường hợp này sự tăng tồn kho làm giảm chi phí cơ hội của sự cạn sự trữ.
7. Yêu cầu về mức phục vụ. Trong một vài trường hợp khi nhu cầu không chắc chắn, thường không thểđáp ứng các đơn hàng của khách hàng trong 100% thời gian, vì thế
nhà quản trị cần cụ thể mức phục vụ chấp nhận được.