Đặc điểm kinh tế-xã hộ

Một phần của tài liệu [Luận văn]thực trạng quản lý rừng cộng đồng của huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 51 - 52)

3. Đặc điểm địa bàn và ph−ơng pháp nghiên cứu

3.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hộ

3.1.2.1. Tình hình phát triển các ngành kinh tế

- Tổng sản phẩm nền kinh tế (tính theo giá cố định 1994): 691,2 tỷ đồng. Trong đó:

+ Ngành nông - lâm nghiệp : 456,9 tỷ đồng + Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp : 147,9 tỷ đồng + Th−ơng mại - dịch vụ : 86,4 tỷ đồng

- Cơ cấu kinh tế của huyện hiện nay: + Nông nghiệp chiếm tỷ trọng : 66% + Công nghiệp xây dựng : 21,1% + Dịch vụ th−ơng mại : 12,9%

Nh− vậy, ngành nông nghiệp vẫn là ngành hiện đang chiếm tỷ trọng cao trong huyện.

3.1.2.2. Dân số, lao động

Huyện Thanh Sơn có 23 dân tộc phân bố trên địa bàn 40 xã, thị trấn trong đó dân tộc M−ờng chiếm 60,3%, dân tộc Kinh chiếm 34,9%, dân tộc Dao chiếm 4,2%, dân tộc H’Mông chiếm 0,2%, các dân tộc khác là 0,3%. Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 01/10/2003 dân số toàn huyện có 187.461 ng−ời, trong đó dân số khu vực thành thị là 13.319 ng−ời (chiếm 7,1%). Dân số nông nghiệp là 157.593 ng−ời (chiếm 84,1%). Nơi có dân số tập trung đông nhất là thị trấn Thanh Sơn (13.363 ng−ời), thấp nhất là xã Vinh Tiền (1.128 ng−ời). Mật độ dân số toàn huyện là 142 ng−ời/km2, thấp nhất so với bình quân toàn tỉnh. Tổng số lao động trong toàn huyện là 110.736 ng−ời (chiếm 59% tổng dân số), trong đó lao động nông nghiệp là 102.224 ng−ời (55%). Số hộ trong toàn huyện là 40.149 hộ, trong đó, hộ nông nghiệp là 36.120 hộ (90%). Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên trung bình toàn huyện là 1,54%, nh−ng không đồng đều ở các xã.

Tóm lại, Thanh Sơn là huyện có dân số đông, tập trung nhiều dân tộc nhất nh−ng mật độ dân số lại thấp nhất so với các huyện, thành thị trong tỉnh. Những năm vừa qua, thực hiện ch−ơng trình quốc gia về dân số, kế hoạch hoá gia đình nên tỉ lệ tăng dân số tự nhiên đã giảm, góp phần nâng cao đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội của nhân dân trong toàn huyện. Nhân dân Thanh Sơn cần cù lao động, nhiệt tình h−ởng ứng và thực hiện các chủ tr−ơng chính sách của Đảng và Nhà n−ớc. Đây là một môi tr−ờng thuận lợi cho phát triển kinh tế của huyện.

Một phần của tài liệu [Luận văn]thực trạng quản lý rừng cộng đồng của huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 51 - 52)