4. Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng cộng đồng ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
4.2.2. Ph−ơng h−ớng, mục tiêu
4.2.2.1. Những định h−ớng của Nhà n−ớc
- Chuyển từ Lâm nghiệp Nhà n−ớc sang Lâm nghiệp Nhân dân (từ kiểm soát hoàn toàn của Chính phủ sang quản lý cộng đồng).
- Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đó đất rừng có thể đ−ợc giao cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng lâu dài [9]. Nghị định 01 quy định Chính phủ giao khoán cho các cộng đồng và/hoặc các hộ gia đình trồng và bảo vệ rừng và đất rừng.
- Phục hồi, bảo vệ và phát triển rừng: Giảm khai thác gỗ từ 1,5 – 3 triệu m3/năm xuống còn 0,3 triệu m3/năm và kiểm soát sát sao việc khai thác [20].
- Triển khai Ch−ơng trình quốc gia "5 triệu hecta Rừng", và phân cấp quản lý rừng (chuyển giao trách nhiệm quản lý rừng từ các cơ quan chính phủ cho các uỷ ban nhân dân các cấp). Quyết định 187 đã giải quyết vấn đề đổi mới tổ chức và cơ cấu quản lý của các lâm tr−ờng quốc doanh. Hiện nay Chính phủ đang chuẩn bị ban hành chính sách h−ớng dẫn việc chia sẻ lợi ích từ quản lý rừng của các cá nhân - hộ gia đình.
4.2.2.2. Ph−ơng h−ớng và mục tiêu của địa ph−ơng
Xuất phát từ định h−ớng chuyển đổi ph−ơng thức quản lý lâm nghiệp Nhà n−ớc sang lâm nghiệp xã hội, tỉnh Phú Thọ hoạch định chính sách, kế hoạch hành động cụ thể cho Ch−ơng trình giao đất lâm nghiệp – giao rừng (GĐLN-GR) đến hộ gia đình, cá nhân, tổ chức và cộng đồng làng bản:
- Giao đất lâm nghiệp gồm: Đất rừng tự nhiên, rừng trồng và đất trống trọc đến các các hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng, các tổ chức, các ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các chủ sử dụng trong thời hạn 50 năm.
- Rừng tự nhiên hiện còn có diện tích tập trung từ 1.000 ha trở lên sẽ thành lập các ban và giao cho các ban trực tiếp quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ
- Đất trống trọc, rừng tự nhiên, rừng trồng phân tán nhỏ lẻ trong các cộng đồng bản thì giao đến hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng, các tổ chức đoàn thể trong cộng đồng và các tổ chức, đơn vị trạm trại quản lý
- Xây dựng ph−ơng án, chính sách, kế hoạch giao đất lâm nghiệp, đất rừng tự nhiên, trên toàn tỉnh trong năm 2000 - 2005
- Tham quan học hỏi kinh nghiệp giao đất lâm nghiệp, giao rừng của các tỉnh bạn để áp dụng triển khai tại tỉnh nhà.
- Kế thừa kết quả GĐLN-GR để đầu t− phát triển rừng, cập nhật, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp làm cơ sở cho đánh giá phát triển rừng trong những năm tới.
- Trong GĐLN-GR tỉnh Phú Thọ đã quản lý bản đồ thành quả; xử lý số liệu, quản lý hồ sơ địa chính trên máy tính góp phần vào việc phát triển ứng dụng công nghệ tin học vào ch−ơng trình quản lý lâm nghiệp.