Một số giải pháp đề xuất chính sách hỗ trợ quản lý rừng cộng đồng

Một phần của tài liệu [Luận văn]thực trạng quản lý rừng cộng đồng của huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 99 - 102)

4. Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng cộng đồng ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

4.3. Một số giải pháp đề xuất chính sách hỗ trợ quản lý rừng cộng đồng

Xây dựng khuôn khổ chính sách hỗ trợ QLRCĐ chính là việc thiết lập một khung pháp lý nhằm đảm bảo cộng đồng tham gia quản lý rừng với t− cách nh− một chủ rừng thực sự đ−ợc h−ởng các lợi ích và đ−ợc Nhà n−ớc bảo hộ nh− các tổ chức khác trong quá trình tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Từ các nghiên cứu và phân tích trên, chúng ta thấy chính sách đất đai, chính sách đầu t− và tín dụng, chính sách h−ởng lợi là 3 chính sách quan trọng nhất có mối quan hệ hữu cơ với nhau và cần phải đ−ợc giải quyết đồng bộ mới có thể tạo khuôn khổ pháp lý cho QLRCĐ tồn tại và phát triển. Do vậy khuôn khổ chính sách cần đảm bảo các yếu tố sau:

Thứ nhất: Nhà n−ớc cần khẳng định vị trí pháp lý của cộng đồng dân c− làng (bản) và thừa nhận hình thức quản lý rừng cộng đồng là một loại hình quản lý tồn tại song song với các hình thức quản lý tài nguyên rừng khác.

Trong khi chờ đợi bổ sung vào Luật, để tăng c−ờng địa vị pháp lý của cộng đồng dân c− làng (bản) đề nghị một số vấn đề sau:

+ Đề nghị Nhà n−ớc ban hành văn bản d−ới luật h−ớng dẫn về: Cấu trúc cộng đồng, các quy định nội bộ cộng đồng, các loại hình cộng đồng (cộng đồng dân c− làng, bản, nhóm hộ, tổ chức đoàn thể); Quyền và nghĩa vụ của lãnh đạo cộng đồng; Có chính sách tăng c−ờng trách nhiệm của tr−ởng thôn (bản) trong việc tổ chức các hoạt động sản xuất trên địa bàn thôn (bản) quản lý. Có chính sách phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực tự quản của cộng đồng.

+ H−ớng dẫn việc xây dựng quy −ớc của thôn (bản) phù hợp với luật pháp nhà n−ớc. Phục hồi và tăng c−ờng tính pháp lý của các quy −ớc nội bộ cộng đồng về bảo vệ và sử dụng rừng, đảm bảo sự hỗ trợ của các cấp chính quyền cơ sở trong quá trình thực thi các quy −ớc đó. Uỷ quyền cho UBND huyện có quyền đăng ký và công nhân cộng đồng nếu cộng đồng đáp ứng đ−ợc các tiêu chí của một pháp nhân.

Thứ hai: Nhà n−ớc cần tiến hành giao đất, giao rừng cho cộng đồng làng (bản) quản lý và sử dụng lâu dài. Thừa nhận cộng đồng nh− một chủ rừng, đ−ợc pháp luật bảo hộ và bình đẳng với các loại hình tổ chức khác trong quá trình bảo vệ và phát triển rừng.

Trong khi chờ đợi việc sửa đổi, bổ sung vào Luật Đất đai, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, điều khoản ghi nhận cộng đồng là một đối t−ợng đ−ợc giao đất lâm nghiệp thì Nhà n−ớc cần ban hành những văn bản d−ới luật quy định rõ

+ Chủ tịch UBND huyện có quyền ra quyết định giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng nh−ng ch−a nhất thiết phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) cho cộng đồng. Vì đối với hộ gia đình thì Sổ đỏ là căn cứ pháp lý để thực hiện việc chuyển đổi, chuyển nh−ợng, thừa kế, thế chấp giá trị quyền sử dụng đất, nh−ng đối với cộng đồng dân c− thì việc đ−ợc cấp Sổ đỏ hay có quyết định giao đất của cơ quan nhà n−ớc có thẩm quyền đều có giá trị ngang nhau.

+ Quy định rõ loại rừng cần giao cho cộng đồng quản lý và sử dụng ổn định lâu dài. Không nên để quản lý rừng cộng đồng phát triển tự phát mà không có một văn bản pháp quy nào điều chỉnh. Nếu rừng cộng đồng không đ−ợc đảm bảo về mặt pháp lý kịp thời thì nguy cơ một số diện tích rừng cộng đồng đang quản lý sẽ không có chủ và bị tàn phá.

+ Nhà n−ớc cần hợp pháp hoá những diện tích rừng làng, rừng bản đ−ợc các cộng đồng tự công nhận và quản lý theo truyền thống từ tr−ớc đến nay vì trên thực tế, chính quyền cấp huyện, xã đã mặc nhiên công nhận loại hình rừng này.

Mọi sự tác động của Nhà n−ớc và các tổ chức khác vào đối t−ợng rừng này đều phải cần sự thảo luận và đồng ý của cộng đồng. Hơn nữa, những khu rừng này có vai trò quan trọng trong sản xuất, đời sống hoặc có ý nghĩa tâm linh, tôn giáo đối với cộng đồng, cộng đồng tự quản lý hầu nh− không có sự hỗ trợ của nhà n−ớc cả về vốn và kỹ thuật. Đây cũng là một nguỵện vọng mong đ−ợc nhà n−ớc giải quyết của hầu hết các cộng đồng có loại rừng nói trên.

Thứ ba: Đề nghị Nhà n−ớc công nhận cộng đồng là một đối t−ợng đ−ợc vay vốn đầu t− và đ−ợc h−ởng −u đãi đầu t− khi tham gia quản lý, bảo vệ và xây dựng rừng.

Trong khi chờ đợi, bổ sung vào Luật Khuyến khích đầu t− trong n−ớc, cộng đồng là một đối t−ợng đ−ợc h−ởng −u đãi đầu t− khi tham gia vào các hoạt động lâm nghiệp, đề nghị Nhà n−ớc ban hành chính sách quy định các vấn đề sau:

+ Hỗ trợ vốn đầu t− ban đầu cho cộng đồng trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trên đất đ−ợc giao (có quyết định giao đất của cơ quan Nhà n−ớc có thẩm quyền chứ không nhất thiết phải có sổ đỏ) theo một thời gian thích hợp (có thể từ 5 - 7 năm), vì trong thời gian đó hầu nh− không có sản phẩm thu hoạch từ rừng.

+ Hỗ trợ vốn đầu t− cho cộng đồng để bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh, làm giàu rừng, đặc biệt là rừng quá nghèo kiệt, rừng non mới phục hồi hiện cộng đồng đang quản lý (có thể dựa vào quy định của Quyết định 661 để quy định chính sách này).

+ Cộng đồng đ−ợc vay vốn tín dụng −u đãi và tín dụng th−ơng mại (thông th−ờng) để trồng rừng.

+ Đối với các cộng đồng đ−ợc giao quản lý rừng phòng hộ cũng đ−ợc Nhà n−ớc hỗ trợ kinh phí bằng mức hỗ trợ nh− các tổ chức Nhà n−ớc.

+ Cho phép thành lập quỹ thôn (bản) về bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng.

Thứ t: Nhà n−ớc cần có chính sách quy định quyền h−ởng lợi đối với cộng đồng khi đ−ợc Nhà n−ớc giao, khoán rừng và đất lâm nghiệp.

Chính sách h−ởng lợi là một đòi hỏi bức thiết hiện nay, vì xu h−ớng Nhà n−ớc sẽ giảm bao cấp tiền công bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng mà thay vào đó là tăng quyền h−ởng lợi từ rừng đối với những ng−ời tham gia bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng, trong đó có cộng đồng.

Nguyên tắc xác định chính sách h−ởng lợi là đảm bảo lợi ích hài hoà giữa Nhà n−ớc, cộng đồng với ng−ời trực tiếp bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng; Giữa lợi ích kinh tế của rừng với lợi ích phòng hộ; Quyền h−ởng lợi từ rừng bao gồm gỗ, các lâm sản ngoài gỗ, sản phẩm trồng xen t−ơng ứng với tiền của, công sức của ng−ời dân và cộng đồng đã đầu t−.

Ngoài 3 chính sách quan trọng trên, cần chú ý đến một số chính sách khác, nh−: chính sách khuyến nông, khuyến lâm; chính sách thuế lâm sản, chính sách thị

tr−ờng, chính sách phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực tự quản của cộng đồng...

Định h−ớng chính sách hỗ trợ quản lý rừng cộng đồng đ−ợc thể hiện qua sơ đồ 4.3

Tạo cơ sở pháp lý

Cộng đồng thôn bản là một pháp nhân trong Luật

Dân sự

Cộng đồng thôn bản là đối t−ợng đ−ợc giao đất, giao

rừng trong Luật Đất đai, Luật Bảo vệ và Phát triển

rừng Xây dựng chính sách hỗ trợ QLRCĐ Chính sách đất đai Chính sách đầu t− và tín dụng Chính sách khai thác và h−ởng lợi từ rừng Chính sách khuyến nông, khuyến lâm Định h−ớng chính sách hỗ trợ QLRCĐ Sơ đồ 4.3. Định h−ớng chính sách hỗ trợ QLRCĐ 4.4. Giải pháp chỉ đạo thực hiện

Một phần của tài liệu [Luận văn]thực trạng quản lý rừng cộng đồng của huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)