3. Đặc điểm địa bàn và ph−ơng pháp nghiên cứu
3.1.4. Hiện trạng quản lý rừng và đất lâm nghiệp
Thanh Sơn là một huyện miền núi có diện tích đất lâm nghiệp khá lớn, đến năm 2003, toàn huyện có:
- Diện tích đất có rừng : 77.064 ha
Trong đó: Diện tích rừng tự nhiên : 53.416,6 ha Rừng trồng : 23.646,5 ha
- Đất trống : 38.109,5 ha
- Độ che phủ rừng: 58% diện tích tự nhiên (v−ờn quốc gia Xuân Sơn đạt 62%)
- Toàn huyện có 3 lâm tr−ờng (thuộc Công ty giấy Vĩnh Phú). Diện tích giao quản lý sử dụng là 21.567,6 ha, lâm tr−ờng đã thực hiện giao khoán đất đến hộ.
- Huyện đã giao và cấp GCN QSDĐ lâm nghiệp theo Nghị định 02/CP và Nghị định 163/CP cho 11.311 hộ, diện tích đất lâm nghiệp giao là 67.512 ha = 75,6% diện tích đất lâm nghiệp do xã quản lý và có khả năng giao cho chủ sử dụng
đ−ợc. Thành lập Ban chỉ đạo quản lý bảo vệ rừng (năm 2003 chuyển thành ban chỉ huy phòng chống cháy rừng) do Chủ tịch UBND huyện làm tr−ởng ban. Thành lập 43 Ban chỉ huy quản lý bảo vệ rừng cơ sở ở 40 xã, thị trấn và 3 lâm tr−ờng gồm 307 ng−ời. Xây dựng 365 quy −ớc BVR ở 365 khu hành chính. Đồng thời ký cam kết cộng đồng dân c− với khu hành chính - xã - huyện về công tác BVR. Thành lập 14 trạm kiểm lâm trên địa bàn, mỗi trạm gồm 2 - 3 kiểm lâm viên làm nòng cốt, tham m−u giúp chính quyền về quản lý, bảo vệ rừng ở địa ph−ơng theo Quyết định 105 của Bộ NN và PTNT.
- Hàng tháng các ngành: Công an, kiểm lâm, Ban quản lý dự án 661, các lâm tr−ờng th−ờng xuyên họp giao ban kiểm điểm, rút kinh nghiệm. Hàng qúy họp cụm An ninh quốc phòng có nội dung kiểm tra về tình hình thực hiện về công tác quản lý BVR với các xã.
Tiểu kết: Thanh Sơn là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam tỉnh Phú Thọ có diện tích tự nhiên là 130.921 ha bằng 37,8% diện tích của tỉnh Phú Thọ, toàn huyện có 40 xã, thị trấn, có 25 xã đặc biệt khó khăn và ATK, 05 xã vùng cao, 27 xóm lao động, dân số gần 19 vạn ng−ời gồm 23 dân tộc chung sống (ng−ời Kinh và M−ờng chiếm 95,2%), từ trung tâm huyện lỵ tới xã xa nhất của huyện có cự ly gần 50km, là một huyện có vị trí hết sức quan trọng, là cửa ngõ nối liền thủ đô Hà Nội với 03 tỉnh Tây Bắc là Hoà Bình, Sơn La, Yên Bái, là huyện có nhiều tiềm năng về lao động, đất đai, rừng và đất rừng, khoáng sản quý hiếm.
Tiềm năng và thế mạnh của huyện:
- Rừng và đất rừng: Tổng số đất lâm nghiệp là 112.805 ha, trong đó đất có rừng tự nhiên 53.416 ha (chiếm 47,3%)
- Khoáng sản: có các loại nh− cao lanh, men fát, quặng sắt, bazít, bột tan, mica, amiăng, than đá … với trữ l−ợng khai thác hàng năm khoảng 20 nghìn tấn các loại.
- Du lịch sinh thái: có v−ờn quốc gia Xuân sơn diện tích hơn 33.000 ha, rừng vùng lõi trên 11.000 ha (rừng nguyên sinh); có thác 3 tầng ở xã Cự Thắng, hang động ở H−ơng Cần, Yên sơn, Thu cúc, có đình cấp Nhà n−ớc ở Thạch Khoán.
- Tiềm năng về văn hoá phi vật thể ng−ời Việt nh−: đâm đuống, Công chiêng, hát x−ớng dân ca, trống đồng các loại, …
- Nh− vậy, Thanh Sơn hoàn toàn có những điều kiện để phát triển một nền kinh tế, văn hoá mang đậm bản sắc của các dân tộc.