4. Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng cộng đồng ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
4.2.1. Một số quan điểm chỉ đạo
4.2.1.1. Quan điểm chung của Đảng và Nhà n−ớc
Xuất phát từ tình hình hiện nay và yêu cầu phát triển đất n−ớc trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã xác định t− t−ởng của Chiến l−ợc phát triển kinh tế là phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, tăng tr−ởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi tr−ờng. Tăng c−ờng sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, tiếp tục phát triển để đ−a nông, lâm, ng− nghiệp lên một trình độ mới …, cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế, Đảng ta chủ tr−ơng giải quyết tốt các vấn đề xã hội, coi đây là một h−ớng chiến l−ợc thể hiện bản chất −u việt của chế độ ta. Thực hiện các chính sách xã hội h−ớng vào phát triển và lành mạnh hoá xã hội, thực hiện công bằng trong phân phối, tạo động lực mạnh mẽ để phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, thực hiện bình đẳng trong quan hệ xã hội, khuyến khích nhân dân làm giàu hợp pháp. Thực hiện đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, thành phần kinh tế, mọi giới, … phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc.
Trong chiến l−ợc phát triển các vùng, Đảng ta chủ tr−ơng phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, quan tâm phát triển kinh tế xã hội gắn với củng cố quốc phòng, an ninh ở các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, chú trọng các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam. Sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ và cải thiện môi tr−ờng tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.
Trong định h−ớng phát triển ngành Nông, lâm, ng− nghiệp, Đảng ta chủ tr−ơng bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, nâng độ che phủ của rừng lên 38 – 39% vào năm 2005 và 43% vào năm 2010. Hoàn thành việc giao đất, giao rừng ổn định và lâu dài theo h−ớng xã hội hoá lâm nghiệp, có chính sách bảo đảm cho ng−ời làm rừng sống đ−ợc bằng nghề rừng. Kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp và có chính sách hỗ trợ để định canh, định c−, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân vùng núi. Ngăn chặn nạn đốt, phá rừng. Đẩy mạnh trồng rừng kinh tế, tạo nguồn gỗ trụ mỏ, nguyên liệu
cho công nghiệp bột giấy, cộng nghiệp chế biến gỗ và làm hàng mỹ nghệ xuất khẩu; nâng cao giá trị sản phẩm rừng. Bảo vệ 10 triệu ha rừng tự nhiên, phấn đấu đến năm 2010 hoàn thành ch−ơng trình trồng mới 5 triệu hecta rừng [20].
4.2.1.2. Quan điểm phát triển bền vững của Liên hiệp quốc
Từ khoảng hơn m−ời năm nay, phát triển bền vững (PTBV) đã trở thành một khái niệm vô cùng phổ thông. Nói tới phát triển kinh tế và phát triển xã hội, phát triển quốc gia hay phát triển địa ph−ơng, phát triển toàn cầu hoặc phát triển khu vực, …, “phát triển” đều đ−ợc hiểu theo nghĩa “phát triển bền vững”. PTBV là h−ớng đi mà Tổ chức Liên hiệp quốc, chính phủ và các quốc gia, các đoàn thể và công đoàn, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quần chúng, … đều tán đồng và ủng hộ. Các n−ớc giầu cũng nh− các quốc gia có thu nhập thấp đều chủ tr−ơng PTBV, soạn thảo ch−ơng trình và kế hoạch theo h−ớng này.
Vậy, phát triển bền vững là gì? Theo Uỷ ban Thế giới về Môi tr−ờng và phát triển thì: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các yêu cầu hiện tại nh−ng không tổn hại cho khả năng của các thế hệ t−ơng lai để đáp ứng yêu cầu của chính họ”[8].
Nh− vậy, phát triển bền vững cần đảm bảo các mục tiêu cả về xã hội, kinh tế, môi tr−ờng và chính trị.