Tình hình chung

Một phần của tài liệu [Luận văn]thực trạng quản lý rừng cộng đồng của huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 59 - 60)

4. Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng cộng đồng ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

4.1.1. Tình hình chung

Các mô hình quản lý rừng cộng đồng ở Thanh Sơn hiện gồm có:

- Mô hình rừng do cộng đồng quản lý theo truyền thống từ lâu đời

- Mô hình cộng đồng tham gia quản lý rừng đ−ợc hình thành từ chính sách giao, khoán rừng và đất lâm nghiệp.

- Mô hình Cộng đồng tham gia nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng phòng hộ, rừng đặc dụng của các tổ chức Nhà n−ớc. Có các hình thức khoán sau:

+ UBND xã ký hợp đồng nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng với tổ chức Nhà n−ớc, sau đó khoán lại cho các cộng đồng làng (bản) hoặc nhóm hộ quản lý. Làng (bản) tự tổ chức lực l−ợng bảo vệ rừng thông qua xây dựng quy −ớc quản lý, bảo vệ rừng, ng−ời dân cùng cam kết chấp hành quy −ớc đó. UBND xã đóng vai trò chỉ đạo, kiểm tra và trực tiếp thanh toán tiền công khoán với tổ chức Nhà n−ớc, sau đó trích lại một phần công khoán cho cộng đồng trực tiếp quản lý rừng. Ngoài tiền công khoán, hộ gia đình trực tiếp bảo vệ rừng còn đ−ợc khai thác tận dụng lâm sản ngoài gỗ.

+ Hội Cựu chiến binh ký hợp đồng nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng với tổ chức Nhà n−ớc. Hội tự tổ chức lực l−ợng tuần tra rừng, trực tiếp nhận tiền công khoán, sau đó thanh toán lại cho các thành viên theo quy −ớc đã thống nhất.

+ Nhóm hộ trực tiếp ký hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng với tổ chức Nhà n−ớc. Trong nhóm cử 1 ng−ời đại diện ký hợp đồng nhận khoán, thanh toán tiền công khoán với bên giao khoán và sau đó thanh toán lại cho các thành viên trong nhóm. Đây là hình thức hiện đang đ−ợc thực hiện rất rộng rãi ở V−ờn Quốc gia Xuân Sơn.

Một phần của tài liệu [Luận văn]thực trạng quản lý rừng cộng đồng của huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 59 - 60)