4. Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng cộng đồng ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
4.4.2. Đối với chính quyền địa ph−ơng
4.4.2.1. Giải pháp về đất đai
- Gắn việc giao đất, giao rừng với quy hoạch sử dụng đất cho cộng đồng thôn (bản)
- UBND huyện cần rà soát lại những cộng đồng đã đ−ợc giao đất, giao rừng và quản lý rừng tốt thì UBND huyện ra quyết định bằng văn bản giao đất, giao rừng cho cộng đồng đó quản lý, sử dụng lâu dài để họ có đủ t− cách nh− một chủ rừng thật sự.
- Rà soát toàn bộ diện tích rừng và đất trồng rừng ch−a giao đ−ợc cho chủ quản lý cụ thể, hiện UBND xã (Hoặc lực l−ợng kiểm lâm) đang có trách nhiệm quản lý về mặt Nhà n−ớc (theo Quyết định 245/TTg ngày 21/12/1998 của Thủ t−ớng Chính phủ về phân cấp quản lý Nhà n−ớc về rừng và đất lâm nghiệp) tiến hành giao một phần diện tích trên cho cộng đồng quản lý, sử dụng lâu dài.
4.4.2.2. Giải pháp về đầu t−
- Đề nghị các tỉnh trích một phần kinh phí từ ngân sách địa ph−ơng từ dự án 661 để hỗ trợ cộng đồng bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng. Không nên để nh− tình trạng hiện nay nhiều cộng đồng tham gia quản lý rừng phòng hộ nh−ng không đ−ợc hỗ trợ bất cứ một khoản kinh phí nào, trong khi đó các hộ gia đình hay các tổ chức trên địa bàn lại đ−ợc cấp kinh phí.
- Chỉ đạo các làng (bản) xây dựng quỹ bảo vệ và tái tạo rừng của làng (bản). Nguồn thu chủ yếu từ tiền đóng góp của các thành viên trong cộng đồng, tiền hỗ trợ của tỉnh, huyện, tiền đền bù do vi phạm đến rừng cộng đồng, tiền bán lâm sản khai thác trên rừng cộng đồng, tiền hỗ trợ của các tổ chức quốc tế thông qua các dự án.
- Kinh phí từ ch−ơng trình định canh định c− và các ch−ơng trình kinh tế - xã hội khác cũng có thể dành một phần cho việc xây dựng rừng cộng đồng.
4.4.2.3. Giải pháp về tổ chức
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền thực hiện Quy −ớc bảo vệ và phát triển rừng với các nội dung h−ớng dẫn tại Thông t− số 56/1999/TT-BNN-KL ngày30/3/1999 và các biện pháp tổ chức thực hiện tại Chỉ thị số 52/2001/CT- BNN-KL ngày 07/5/2001 của Bộ tr−ởng Bộ Nông nghiệp và PTNT. Chính quyền địa ph−ơng phối hợp với cơ quan kiểm lâm chỉ đạo các làng (bản) tổ chức cho dân bàn bạc, rà soát lại quy −ớc quản lý, bảo vệ rừng để ng−ời dân đ−ợc tham gia vào việc quyết định ph−ơng h−ớng và cách thức quản lý rừng. Những bản quy −ớc nào ch−a hoàn chỉnh cần đ−ợc bổ sung, sửa đổi và đề nghị UBND huyện phê duyệt. Tr−ớc khi trình UBND huyện phê duyệt, nhất thiết phải tham khảo ý kiến của các tr−ởng thôn (bản) lân cận và thông qua Hội đồng nhân dân xã.
- Tổ chức tổng kết mô hình QLRCĐ đã giao, biên soạn tài liệu h−ớng dẫn và tổ chức tập huấn cho cán bộ xã, làng (bản) để họ có nhận thức đầy đủ về QLRCĐ, biết cách tổ chức chỉ đạo nhân dân.
- Chú ý phát triển các kỹ năng quản lý rừng, nâng cao năng lực tự quản của cộng đồng và củng cố các tổ chức ở cơ sở tham gia quản lý, bảo vệ rừng.
- Hệ thống khuyến nông, khuyến lâm cần đ−ợc tăng c−ờng để chuyển giao kỹ thuật đến ng−ời dân và cộng đồng, đặc biệt là các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để xúc tiến tái sinh làm giàu rừng, gây trồng lâm sản ngoài gỗ, ph−ơng thức nông lâm kết hợp, kỹ năng điều chế rừng.