Xuất phái từ khái niệm QLRCĐ, đánh giá thực trạng QLRCĐ có thể tập trung vào một số tiêu thức chính sau
2.1.6.1. Xét về loại hình rừng cộng đồng
Đánh giá thực trạng QLRCĐ là đánh giá thực trạng quản lý rừng thuộc quyền sở hữu chung của cộng đồng (nh− rừng làng bản đã có từ lâu đời) và đánh giá thực trạng quản lý rừng không thuộc quyền sở hữu của cộng đồng nh−ng cộng đồng cùng
tham gia quản lý các khu rừng đó (nh− rừng cộng đồng nhận khoán từ các tổ chức nhà n−ớc, rừng do cộng đồng liên doanh, liên kết với các tổ chức khác) [14].
2.1.6.2. Xét về nội dung
Đánh giá mô hình rừng cộng đồng cần phải xem xét cả 3 khía cạnh: pháp lý, tổ chức và hiệu quả.
Tuy nhiên, để đơn giản việc đánh giá mô hình QLRCĐ, theo khuyến nghị của Tổ Công tác quốc gia về LNCĐ tại cuộc Hội thảo “Những kinh nghiệm và tiềm năng quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam”, đ−ợc tổ chức vào tháng 6 năm 2000 tại Hà Nội [17], đánh giá mô hình QLRCĐ cần dựa vào 5 yếu tố (hay công cụ định vị chủ yếu) sau đây:
(1) Quyền sử dụng đất;
(2) Tình trạng tài nguyên rừng đ−ợc cộng đồng quản lý;
(3) Mức độ tham gia quản lý của cộng đồng; (4) Lợi ích từ rừng; và
(5) Sự tác động của Nhà n−ớc.
Mỗi yếu tố lại chia thành 3 mức độ khác nhau. Nếu biểu diễn trên một hình tròn ta có sơ đồ 2.2.
1 2 3 mức độ tham gia của cộng đồng 1. Vòng ngoài cùng: Mức độ tham gia cao 2. Vòng giữa: Mức độ tham gia trung bình 3. Vòng trong cùng: Mức độ tham gia thấp 5 3
4
Sơ đồ 2.2:Công cụ định vị đánh giá mức độ tham gia của cộng đồng trong quản lý rừng
Theo sơ đồ công cụ định vị, khi tất cả các tiêu chí đều ở vòng tròn ngoài thì mô hình quản lý rừng đó đ−ợc coi là bền vững. Tuy nhiên, trong quá trình đánh giá, một số yếu tố khác có thể đ−ợc xem xét, nh− khoa học và kỹ thuật; kiến thức bản địa và tập quán sản xuất truyền thống, hiệu quả.