Thực trạng mô hình quản lý rừng cộng đồng ở Phú Thọ

Một phần của tài liệu [Luận văn]thực trạng quản lý rừng cộng đồng của huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 47 - 48)

Về cơ bản, diện tích rừng cộng đồng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng diện tích đất lâm nghiệp của toàn tỉnh.

Xét về góc độ hình thành, có 3 loại: 1) rừng cộng đồng hình thành từ lâu đời; 2) rừng cộng đồng hình thành từ khi thực hiện chính sách giao đất, giao rừng; và 3) rừng cộng đồng hình thành từ khi thực hiện chính sách khoán rừng và đất lâm nghiệp

Xét về chủ sở hữu rừng, có 3 loại: 1) rừng thuộc quyền sở hữu của cộng đồng làng (bản), hoặc xóm; 2) rừng thuộc quyền sở hữu của nhóm hộ; và 3) rừng của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

Về quyền sử dụng đất: phần lớn diện tích rừng cộng đồng ch−a có quyết định giao đất, giao rừng của cơ quan Nhà n−ớc có thẩm quyền.

Thực trạng rừng cộng đồng: rừng cộng đồng chủ yếu là rừng tự nhiên phục hồi sau n−ơng rẫy, rừng thứ sinh nghèo đang phục hồi (rừng trạng thái Ic, Ia, IIb).

Mức độ tham gia của cộng đồng trong quản lý rừng: quản lý rừng cộng đồng còn mang tính giản đơn. Cộng đồng chủ yếu tham gia quản lý rừng bằng việc xây dựng quy −ớc quản lý, bảo vệ rừng, tuyên truyền giáo dục trong nhân dân về ý thức bảo vệ rừng. Các cộng đồng ch−a áp dụng các biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp với rừng, vẫn dựa vào khả năng phục hồi, tái sinh tự nhiên của rừng là chính.

Vai trò của Nhà n−ớc: Tỉnh ch−a có chính sách khuyến khích phát triển rừng cộng đồng. Nhà n−ớc hầu nh− không có hỗ trợ đầu t− đối với rừng thuộc sở hữu của cộng đồng.

Quyền h−ởng lợi từ rừng: Tỉnh ch−a có chính sách h−ởng lợi từ rừng cộng đồng. Quyền h−ởng lợi chủ yếu đ−ợc đề cập trong quy −ớc quản lý, bảo vệ rừng làng (bản) do cộng đồng tự xây dựng và thực hiện, tuy nhiên không trái với quy định của pháp luật.

Mức độ chấp nhận của ng−ời dân về rừng cộng đồng. Ng−ời dân đã thấy đ−ợc vai trò của rừng cộng đồng và có nguyện vọng đ−ợc tham gia quản lý rừng cộng đồng.

Một phần của tài liệu [Luận văn]thực trạng quản lý rừng cộng đồng của huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 47 - 48)