Khả năng tích luỹ chất khô của một số dòng, giống đậu t−ơng triển vọng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và thời vụ gieo trồng của một số dòng, giống đậu tương trong điều kiện vụ hè thu và vụ xuân trên đất gia lâm hà nội (Trang 57 - 58)

4. kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.4.Khả năng tích luỹ chất khô của một số dòng, giống đậu t−ơng triển vọng

vọng

Khả năng tích luỹ chất khô của cây trồng nói chung và cây đậu t−ơng nói riêng phụ thuộc vào diện tích lá, hiệu suất quang hợp và khả năng hút dinh d−ỡng của cây. L−ợng chất khô tích luỹ đ−ợc trên một đơn vị diện tích là yếu tố quyết định tạo nên năng suất cây trồng. Sự tích luỹ chất khô phụ thuộc vào khả năng sinh tr−ởng của cây, yếu tố di truyền, điều kiện ngoại cảnh và dinh d−ỡng. Sự tích luỹ chất khô ở thời kỳ sinh tr−ởng sinh d−ỡng là tiền đề vật chất cho giai đoạn sinh tr−ởng sinh thực đ−ợc tốt.

Qua theo dõi chỉ tiêu về khả năng tích luỹ chất khô của các dòng, giống kết quả thu đ−ợc trình bầy tại bảng 4.9. Số liệu bảng 4.9 cho thấy:

* Thời kỳ bắt đầu ra hoa

Đây là thời kỳ sinh tr−ởng sinh d−ỡng nên l−ợng chất khô tích luỹ tăng chậm biến động 2,80 - 4,23 g/cây. Giống D912 là giống có khối l−ợng chất khô ở thời kỳ bắt đầu ra hoa đạt cao nhất 4,23 g/cây trong khi đó VĐ33 đạt khối l−ợng chất khô thấp nhất 2,80 g/cây.

* Thời kỳ hoa rộ

Thời kỳ hoa rộ khả năng tích luỹ chất khô của các dòng, giống tăng lên rõ rệt. Dòng có khả năng tích luỹ chất khô cao nhất đạt 6,83 g/cây (D916), tiếp đến là 6,25 g/cây (D912) và 6,04 g/cây (D915), các dòng, giống còn lại đều có khả năng tích luỹ chất khô ở thời kỳ hoa rộ t−ơng đ−ơng với giống đối chứng DT84 (5,34 g/cây).

* Thời kỳ quả mẩy

ở thời kỳ này khả năng tích luỹ của các dòng, giống đạt cao nhất. Giống đối chứng DT84 là giống có khối l−ợng chất khô đạt cao nhất (16,02 g/cây), sau đó là dòng D916 (15,80 g/cây), giống D912 và D915 đạt 15,29

g/cây. Dòng VĐ33 là dòng có khả năng tích luỹ chất khô thời kỳ quả mẩy đạt thấp nhất là 14,02 g/cây.

Bảng 4.9: Khả năng tích luỹ chất khô của một số dòng, giống đậu t−ơng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và thời vụ gieo trồng của một số dòng, giống đậu tương trong điều kiện vụ hè thu và vụ xuân trên đất gia lâm hà nội (Trang 57 - 58)