Khả năng chống chịu của một số dòng, giống đậu t−ơng triển vọng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và thời vụ gieo trồng của một số dòng, giống đậu tương trong điều kiện vụ hè thu và vụ xuân trên đất gia lâm hà nội (Trang 63 - 65)

4. kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.8. Khả năng chống chịu của một số dòng, giống đậu t−ơng triển vọng

* Khả năng chống chịu sâu bệnh hại

Một trong những nguyên nhân làm hạn chế năng suất đậu t−ơng là do sâu bệnh gây hại. Sự phá hại của sâu bệnh tr−ớc hết là phụ thuộc vào giống, điều kiện khí hậu thời tiết và kỹ thuật canh tác. Hiện nay, việc áp dụng biện pháp kỹ thuật luân canh tăng vụ càng làm cho sâu bệnh gia tăng vì nguồn thức ăn rồi rào quanh năm trên đồng ruộng. Đậu t−ơng là đối t−ợng của nhiều loài sâu bệnh hại, đặc biệt trong điều kiện vụ xuân ở miền Bắc n−ớc ta luôn có khí hậu ẩm −ớt, ánh sáng nhiệt độ phù hợp cho sâu bệnh phát triển.

Công tác phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) đã thu đ−ợc nhiều kết quả tốt nh−ng chọn tạo giống kháng sâu bệnh sẽ là biện pháp tích cực nhất đạt hiệu quả cao. Khi đánh giá chất l−ợng giống tốt hay xấu, ngoài việc nghiên cứu các chỉ tiêu hình thái sinh tr−ởng, phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thì việc đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại, khả năng chống chịu là cần thiết.

Trong vụ xuân chúng tôi theo dõi những sâu bệnh hại chính trên đồng ruộng. Kết quả thu đ−ợc trình bầy ở bảng 4.13. Số liệu trên bảng cho thấy các

dòng, giống bị nhiễm các loại sâu bệnh hại chính là sâu cuốn lá, bọ xít trích hút quả, bệnh s−ơng mai.

Sâu cuốn lá là loại sâu phá hại mạnh nhất ở thời kỳ phát triển thân lá. Do vậy, làm hỏng bộ lá ảnh h−ởng đến quang hợp và quá trình vận chuyển chất sinh d−ỡng. Tỷ lệ sâu cuốn lá biến động từ 2,20 - 6,02%. Trong đó một số dòng, giống bị nặng nh− D912 (6,02%), VĐ33 (5,05%), VK23 (4,98%) và một số dòng, giống bị nhiễm nhẹ là D916 (2,20%) và D915 (2,35%).

Cũng trong thời kỳ phát triển thân lá bệnh s−ơng mai xuất hiện. Tỷ lệ nhiễm bệnh s−ơng mai ở các dòng, giống đậu t−ơng là khác nhau, cao nhất là D912 (5,55%) thấp nhất là giống đối chứng DT84 (2,25%). Các dòng, giống còn lại đều có tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn so với giống đối chứng.

Bọ xít gây hại vào thời kỳ làm quả. Giống đối chứng DT84 là giống có tỷ lệ hại nặng nhất (6,95%) trong khi đó dòng VK23 chỉ có tỷ lệ hại (3,33%), các dòng, giống còn lại bị hại nhẹ hơn so với giống đối chứng.

* Khả năng chống đổ

Đ−ờng kính thân là chỉ tiêu đ−ợc các nhà chọn tạo giống quan tâm nó ảnh h−ởng đến khả năng chống đổ. Đ−ờng kính thân to hay nhỏ chịu sự chi phối của giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc. Đ−ờng kính thân lớn ứng với chiều cao cây thích hợp thì khả năng chống đổ tốt cho năng suất sinh vật học cao và ng−ợc lại đ−ờng kính thân nhỏ thì dễ bị đổ cho năng suất sinh vật học thấp. Qua bảng số liệu 4.14 cho thấy đ−ờng kính thân của các dòng, giống biến động từ 3,86 - 4,12mm. Các dòng, giống tham gia thí nghiệm đều có đ−ờng kính thân nhỏ hơn so với giống đối chứng DT84 (4,12mm). Thấp nhất là dòng VK23 (3,86mm).

Khả năng chống đổ liên quan đến chiều cao cây, đ−ờng kính thân và khả năng phát triển của bộ rễ. Các dòng, giống có khả năng chống đổ tốt phải có đ−ờng kính thân hợp lý, chiều cao cây trung bình, độ cứng thân cao, bộ rễ chùm phát triển mạnh. Nếu chống đổ tốt thì tạo điều kiện cho cây sinh tr−ởng, phát triển tốt là tiền đề cho năng suất cao. Qua kết quả theo dõi chúng tôi thấy

khả năng chống đổ của các dòng, giống khá tốt, hầu hết ở cấp 1, 2, trong đó có D912 và VĐ33 ở cấp 2. Các dòng, giống còn lại đều ở cấp 1.

Bảng 4.13: Khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của một số dòng, giống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và thời vụ gieo trồng của một số dòng, giống đậu tương trong điều kiện vụ hè thu và vụ xuân trên đất gia lâm hà nội (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)