Thời gian sinh tr−ởng của các dòng, giống đậu t−ơng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và thời vụ gieo trồng của một số dòng, giống đậu tương trong điều kiện vụ hè thu và vụ xuân trên đất gia lâm hà nội (Trang 41 - 44)

4. kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.1.Thời gian sinh tr−ởng của các dòng, giống đậu t−ơng

Nhgiên cứu về thời gian sinh tr−ởng của các dòng, giống đậu t−ơng là việc làm rất cần thiết giúp cho việc bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, là tiền đề chọn tạo ra các dòng, giống đậu t−ơng phù hợp với điều kiện canh tác, điều kiện ngoại cảnh của từhg vùng và từng vụ gieo trồng khác nhau.

Tổng thời gian sinh tr−ởng của cây đậu t−ơng đ−ợc tính từ khi gieo hạt đến khi hạt chín hoàn toàn. Thời gian sinh tr−ởng luôn biến động theo giống, điều kiện sinh thái, biện pháp kỹ thuật và đặc biệt theo mùa vụ gieo trồng. Theo dõi thời gian sinh tr−ởng của các dòng, giống đậu t−ơng là căn cứ để phân loại giống cũng nh− làm cơ sở cho bố trí thời vụ gieo trồng và xây dựng công thức luân canh phù hợp cho các vùng sinh thái cụ thể.

Theo dõi thời gian sinh tr−ởng của các dòng, giống đậu t−ơng trong tập đoàn vụ hè thu năm 2003 và vụ xuân năm 2004, kết quả thu đ−ợc nh− sau:

* Thời kỳ mọc đến ra hoa

Đây là thời kỳ sinh tr−ởng sinh d−ỡng quan trọng của cây đậu t−ơng, vào cuối thời kỳ này cây đậu t−ơng xẩy ra quá trình phân hoá mầm hoa, do đó có thể nói thời kỳ này quyết định đến tổng số đốt, số cành, số lá và tổng số hoa trên cây đâu t−ơng. Vì vậy, trong thời gian này cần phải tạo điều kiện cung cấp đầy đủ chất dinh d−ỡng để cây tích luỹ vật chất cho quá trình ra hoa, tạo quả. Thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh cũng nh− kỹ thuật canh tác.

Bảng 4.1: Thời gian sinh tr−ởng của các dòng, giống đậu t−ơng (ngày) Từ mọc-nở hoa Từ nở hoa-chín Tổng TGST T T Dòng, giống Vụ hè thu năm 2003 Vụ xuân năm 2004 Vụ hè thu năm 2003 Vụ xuân năm 2004 Vụ hè thu năm 2003 Vụ xuân năm 2004 1 DT84 (Đ/C) 30 33 50 50 85 90 2 D918 36 38 46 47 87 92 3 D912 37 40 47 50 89 97 4 ĐT12 32 35 47 48 83 90 5 VĐ33 39 40 45 48 89 95 6 D356 34 37 45 48 83 92 7 D915 35 40 42 48 82 95 8 D140 38 43 52 54 95 105 9 D25 35 39 49 51 88 98 10 VK23 38 40 43 47 86 96 11 AGS129 41 42 65 66 111 117 12 D916 33 35 51 53 88 97 13 TL9 35 37 50 53 89 98 14 D907 31 35 48 51 84 98 15 T93 35 36 53 55 92 99 16 D902 37 40 52 53 93 101 17 D908 33 35 52 53 89 96 18 D911 38 41 48 50 90 98 19 D920 34 39 51 52 89 99 20 D917 39 42 50 51 93 101

Kết quả nghiên cứu ở bảng 4.1 cho thấy: Các giống khác nhau có thời gian sinh tr−ởng khác nhau. Do ảnh h−ởng của nhiệt độ, ánh sáng và l−ợng m−a ở vụ xuân và vụ hè khác nhau đã dẫn đến thời gian từ mọc đến ra hoa của các dòng, giống trong 2 vụ có sự khác nhau rõ rệt.

ở vụ hè thu năm 2003 thời gian này biến động từ 30 ngày (DT84 Đ/C) đến 41 ngày (AGS129). Trong khi đó ở vụ xuân biến động từ 33 ngày đến 43 ngày, giống có thời gian từ mọc đến ra hoa ngắn nhất là giống đối chứng DT84 (vụ hè thu) và dài nhất là giống D140 (vụ xuân).

* Thời kỳ ra hoa đến chín

Đây là thời kỳ sinh tr−ởng sinh thực của cây đậu t−ơng, thời kỳ này quyết định số hoa hữu hiệu, số quả của cây, năng suất hạt của cây đậu t−ơng. Thời kỳ này thân lá vẫn tiếp tục phát triển. ở thời kỳ này cây đậu t−ơng rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh và yêu cầu phải đầy đủ n−ớc và dinh d−ỡng, nếu gặp điều kiện bất lợi sẽ ảnh h−ởng đến quá trình thụ phấn, thụ tinh. Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi nhận thấy:

+ Vụ hè thu năm 2003: Thời gian từ ra hoa đến chín của các dòng, giống biến động từ 42 ngày (D915) đến 65 ngày (AGS129), hầu hết các giống đều có thời gian từ ra hoa đến chín t−ơng đ−ơng với giống đối chứng (DT84: 50 ngày).

+ Vụ xuân năm 2004: Biến động từ 47 ngày (D918 và VK23) đến 66 ngày (AGS129). Các dòng, giống tham gia thí nghiệm đều có thời gian từ ra hoa đến chín trong vụ xuân t−ơng đ−ơng với giống đối chứng duy chỉ có giống T93, AGS 129 là có thời gian từ ra hoa đến chín là dài hơn so với đối chứng.

* Tổng thời gian sinh tr−ởng

Theo dõi tổng thời gian sinh tr−ởng của các dòng, giống tham gia thí nghiệm số liệu thu đ−ợc cho thấy tổng thời gian sinh tr−ởng của các dòng, giống trong vụ hè thu biến động từ (82 - 111 ngày). Trong khi đó ở vụ xuân tổng thời gian sinh tr−ởng của các dòng, giống biến động từ (90 - 117 ngày). Thời gian sinh tr−ởng ngắn nhất là giống D915 (82 ngày) trong vụ hè thu và dài nhất là giống AGS192 (117 ngày) trong vụ xuân.

Căn cứ vào thời gian sinh tr−ởng của các dòng, giống thí nghiệm, chúng tôi phân thành 3 nhóm giống chín khác nhau:

Nhóm giống chín trung bình sớm: DT84, ĐT12.

Nhóm giống chín trung bình: D140, D912,VĐ33, D915, D25, D916, TL9, D907, T93, D902, D908, D911, D920, D917, D918, VK23, D356.

Nhóm giống chín trung muộn: AGS129

Trên cơ sở đó có thể bố trí các giống này vào cơ cấu đậu t−ơng vụ xuân chính vụ hoặc vụ muộn, đậu t−ơng hè trung và đậu t−ơng đông ở Đồng bằng sông Hồng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và thời vụ gieo trồng của một số dòng, giống đậu tương trong điều kiện vụ hè thu và vụ xuân trên đất gia lâm hà nội (Trang 41 - 44)