Diện tích lá và chỉ số diện tích lá của một số dòng, giống đậu t−ơng triển vọng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và thời vụ gieo trồng của một số dòng, giống đậu tương trong điều kiện vụ hè thu và vụ xuân trên đất gia lâm hà nội (Trang 58 - 60)

4. kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.5. Diện tích lá và chỉ số diện tích lá của một số dòng, giống đậu t−ơng triển vọng

TT Dòng, giống Thời kỳ bắt đầu ra hoa (g/cây)

Thời kỳ hoa rộ (g/cây)

Thời kỳ quả mẩy (g/cây) 1 DT84 (Đ/C) 3,54 5,34 16,02 2 D915 3,87 6,04 15,29 3 D907 2,88 5,42 14,26 4 D912 4,23 6,25 15,29 5 VK23 2,80 5,66 14,35 6 VĐ33 2,80 5,37 14,02 7 D916 4,00 6,83 15,80

4.2.5. Diện tích lá và chỉ số diện tích lá của một số dòng, giống đậu tơng triển vọng triển vọng

Lá là cơ quan làm nhiệm vụ quang hợp ở thực vật, 95% l−ợng vật chất khô của cây là sản phẩm của quang hợp. Do đó, bộ lá có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành năng suất cho cây trồng.

Các pha sinh tr−ởng khác nhau thì diện tích lá cũng khác nhau và tăng dần từ giai đoạn bắt đầu ra hoa đến hoa rộ và đạt cực đạt ở thời kỳ quả mẩy. Kết quả nghiên cứu thu đ−ợc ở bảng 4.10 cho thấy:

* Diện tích lá

Thời kỳ bắt đầu ra hoa diện tích lá của các dòng, giống biến động từ 4,05 - 7,06 dm2 lá/cây. Song đến thời kỳ hoa rộ diện tích lá của các dòng, giống tăng dần đạt cao nhất là giống D912 (9,58 dm2 lá/cây), thấp nhất là dòng D916 (6,09 dm2 lá/cây).

Thời kỳ quả mẩy diện tích lá của các dòng, giống đạt cao nhất biến động từ 10,00 - 13,64 dm2 lá/cây. Giai đoạn này diện tích lá có tác dụng quyết

định đến năng suất đậu t−ơng. Giống có diện tích lá cao nhất là D915 (13,64 dm2 lá/cây), các dòng, giống còn lại đều có diện tích lá cao hơn hoặc t−ơng đ−ơng với giống đối chứng DT84 (10,00 dm2 lá/cây).

Bảng 4.10: Diện tích lá và chỉ số diện tích lá của một số dòng, giống đậu t−ơng triển vọng

Thời kỳ bắt đầu ra hoa Thời kỳ hoa rộ Thời kỳ quả mẩy T T Dòng , giống Diện tích lá (dm2/cây) LAI (m2lá/m2đất) Diện tích lá (dm2/cây) LAI (m2lá/m2đất) Diện tích lá (dm2/cây) LAI (m2lá/m2đất) 1 DT84 (Đ/C) 5,54 1,94 7,00 2,45 10,00 3,50 2 D915 5,32 1,86 8,09 2,83 13,64 4,77 3 D907 4,83 1,69 6,83 2,39 10,66 3,73 4 D912 7,06 2,47 9,58 3,35 11,81 4,13 5 VK23 5,16 1,81 7,88 2,76 10,07 3,52 6 VĐ33 4,08 1,43 7,73 2,71 10,00 3,50 7 D916 4,05 1,42 6,01 2,10 11,87 4,15 * Chỉ số diện tích lá (LAI)

Chỉ số diện tích lá có ý nghĩa trong việc đánh giá khả năng quang hợp của quần thể đậu t−ơng. Trong một giới hạn nhất định chỉ số diện tích lá tăng thì năng suất cây trồng tăng. Khi theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy thời kỳ bắt đầu ra hoa chỉ số diện tích lá ít chênh lệch giữa các dòng, giống biến động từ 1,42 - 2,47 m2 lá/m2 đất. Các dòng, giống D916, VĐ33, D907 là các dòng, giống có chỉ số diện tích lá đạt thấp t−ơng ứng với (1,42; 1,43; 1,69 m2 lá/m2 đất). Giống có chỉ số diện tích lá đạt cao nhất là D912 (2,47 m2 lá/m2 đất). Các dòng, giống còn lại đều có diện tích lá t−ơng đ−ơng với giống đối chứng DT84 (1,94 m2 lá/m2 đất).

Thời kỳ hoa rộ chỉ số diện tích lá tăng lên cao hơn so với thời kỳ bắt đầu ra hoa cao nhất là giống D915 (3,35 m2 lá/m2 đất) và thấp nhất là dòng D916 (2,10 m2 lá/m2 đất) tiếp đến là giống D907 (2,39 m2 lá/m2 đất). Các

dòng, giống còn lại đều có chỉ số diện tích lá cao hơn so với giống đối chứng DT84 (2,45 m2 lá/m2 đất).

Thời kỳ quả mẩy chỉ số diện tích lá đạt cao nhất và có sự chênh lệch lớn giữa các dòng, giống biến động từ 3,50 - 4,77 m2 lá/m2 đất. Tất cả các dòng, giống đều đạt chỉ số diện tích lá cao hơn hoặc bằng giống đối chứng DT84 (3,50 m2 lá/m2 đất) và đạt cao nhất là giống D915 (4,77 m2 lá/m2 đất) tiếp đến là dòng D916 (4,15 m2 lá/m2 đất) và giống D912 (4,13 m2 lá/m2 đất).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và thời vụ gieo trồng của một số dòng, giống đậu tương trong điều kiện vụ hè thu và vụ xuân trên đất gia lâm hà nội (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)