Những nghiên cứu về xác định thời vụ trồng đậu t−ơng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và thời vụ gieo trồng của một số dòng, giống đậu tương trong điều kiện vụ hè thu và vụ xuân trên đất gia lâm hà nội (Trang 29 - 33)

Trong chọn tạo giống đậu t−ơng mới thì việc xác lập các biện pháp kỹ thuật phù hợp để đậu t−ơng sinh tr−ởng phát triển tốt, phát huy hết tiềm năng năng suất của giống là vấn đề không thể thiếu, góp phần hoàn thiện quy trình sản suất giống. Trong đó, vấn đề xác đinh thời vụ hợp lý cho từng giống sẽ tạo điều kiện cho cây phát triển cân đối tận dụng mọi điều kiện về chế độ ánh sáng, l−ợng m−a, dinh d−ỡng,… là rất cần thiết.

ở n−ớc ta, cây đậu t−ơng đ−ợc gieo trồng gần nh− quanh năm nhất là điều kiện khí hậu thời tiết của vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Trên thực tế cây đậu t−ơng cũng đã đ−ợc sắp xếp vào tất cả các vụ trong năm. ở mỗi vùng khác nhau th−ờng có những vụ chính chiếm một tỷ lệ diện tích lớn hơn các vụ khác.

Thời vụ gieo trồng trong điều kiện sản xuất có nhiều vụ nối tiếp nhau, đan xen nhau là cả một vấn đề bố trí phức tạp, nh−ng kinh nghiệm “Nhất thì nhì thục” của nông dân ta không chỉ đúng với lúa mà còn đúng cả với các cây màu trong đó có cây đậu t−ơng. Do nhiều yếu tố khác nhau chi phối nên thời vụ của các giống, các vụ, các vùng khác nhau không thể giống nhau nên mỗi địa ph−ơng, thậm chí mỗi nhà cần xác định cho mình thời vụ cụ thể thích hợp làm sao cho vừa phù hợp đ−ợc với quy luật sinh tr−ởng phát triển của giống mà mình sử dụng, đồng thời có thể tránh đ−ợc những khó khăn về điều kiện thời tiết cũng nh− các đợt phát sinh của sâu bệnh hại.

Theo quy trình kỹ thuật sản xuất đậu t−ơng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn h−ớng dẫn cho các tỉnh phía Bắc [28] nh− sau:

1. Vụ xuân

- Vùng đồng bằng, trung du và miền núi phía Bắc: + Nơi ẩm và đủ ẩm gieo từ 15/1 đến 15/2.

+ Nơi rét và khô hạn gieo từ 20/2 đến 15/ 3.

- Từ Nghệ An trở vào gieo từ 10/1 đến 30/1 với các giống chín sớm hoặc trung bình.

2. Vụ hè

- Các giống chín sớm: Gieo từ 25/5 đến 15/6.

- Các giống chín trung bình: Gieo từ 15/5 đến 20/6. - Các giống chín muộn: Gieo từ 25/4 đến 20/5.

3. Vụ thu

- ở miền núi với những giống chín trung bình gieo từ 20/6 đến 10/7. - ở vùng núi mà hay có các trận m−a to thì nên kết thúc sớm hơn. - Vùng đồng bằng, trung du miền núi Bắc bộ và khu Bốn cũ:

+ Vụ xuân: Vùng Đồng bằng Bắc bộ và Thanh Hoá phải gieo làm sao để thu hoạch đ−ợc tr−ớc 10/6, còn miền núi phải thu hoạch tr−ớc 31/5, để giải phóng đất làm lúa mùa, vùng từ Nghệ An lại tránh sao cho khi đậu t−ơng ra hoa, quả

rộ không gặp gió Lào.

+ Vụ hè th−ờng gieo từ 10 - 30 tháng 5, vùng đồi núi có thể dùng giống chín muộn và gieo đầu tháng 5 lúc bắt đầu có m−a để khi có m−a to cây cũng đã lớn, đất cũng đỡ xói mòn.

+ Vụ hè thu với các nhóm giống chín trung bình nên gieo từ 6/6 đến 15/7. Đây là vụ đậu t−ơng ở miền núi và Trung du phía Bắc. Vùng đồi Nghệ An có thể gieo đến cuối tháng 7.

+ Vụ thu đông gieo vào cuối tháng 9 đầu tháng 10, chậm nhất là 10/10.

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long ở đây th−ờng có hai vụ mà chủ yếu là trong mùa khô.

+ Vụ 1 gieo trong tháng 12, sau khi gặt lúa và thu hoạch vào tháng 2, th−ờng có tập quán là gieo sạ vào lúa.

+ Vụ 2 th−ờng gieo vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 và thu hoạch vào tháng 5 bằng các giống chín sớm để thu hoạch đ−ợc tr−ớc mùa m−a.

- Vùng Đông Nam Bộ, ở đây cũng trồng 2 vụ đậu t−ơng nh−ng lại trồng vào mùa m−a.

+ Vụ 1 gieo đầu tháng 5 khi bắt đầu có m−a to.

+ Vụ 2 gieo vào đầu tháng 8 và thu hoạch và cuối tháng 10 đầu tháng 11 là lúc đã vào mùa khô.

- Vùng Duyên hải NamTrung Bộ cũng gieo đậu t−ơng vào tháng 1, 2 đầu mùa m−a và thu hoạch vào tháng 4, 5.

- Vùng Tây Nguyên, ở đây cũng có 2 vụ t−ơng tự nh− ở miền Đông Nam Bộ: + Vụ 1 gieo từ đầu đến giữa tháng 5 và thu hoạch vào tháng 8.

+ Vụ 2 gieo từ tháng 8 và thu hoạch vào tháng 11 cũng vào mùa khô. Vụ này nơi nào có n−ớc t−ới cũng cho năng suất cao.

Trong nội dung dự án CS1/95/130 cải tiến giống và tính thích nghi của đậu t−ơng ở Việt Nam đã nghiên cứu ảnh h−ởng của giống và thời vụ gieo trồng đến sinh tr−ởng phát triển và năng suất đậu t−ơng vụ hè 2002 vùng núi,

Xuân Mai - Hà Tây , kết quả nh− sau [43]:

- Năng suất của các giống ổn định trong cả 3 thời vụ gieo. Giống CM60 có thời gian sinh tr−ởng dài cho năng suất cao nhất đạt 2,4 tấn/ha. Các giống có thời gian sinh tr−ởng trung bình cho năng suất khá là M103 (1,67 tấn/ha) và TN12 (1.6 tấn/ha). ở các thời vụ gieo muộn (27/7 và 12/8), năng suất chất khô cao hơn. Đồng thời ở các giống ngắn ngày có hệ số kinh tế cao hơn.

- Qua 3 thời vụ gieo, các giống có thời gian sinh tr−ởng ngắn thì sinh tr−ởng ổn định hơn, cho năng suất chất khô và năng suất hạt không sai khác giữa các thời vụ. Các giống có thời gian sinh tr−ởng dài th−ờng sinh tr−ởng rút ngắn lại, cho năng suất chất khô cao hơn trong các thời vụ gieo sau, nh−ng cho năng suất hạt không khác nhau giữa 3 thời vụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Có sự t−ơng quan giữa chỉ số diện tích lá, khối l−ợng chất khô lá và sự hấp thu ánh sáng giai đoạn kết thúc đến năng suất chất khô và năng suất hạt. Năng suất hạt cao nhất khi LAI đạt 3,5 m2lá/m2đất và khối l−ợng chất khô lá đạt khoảng 150g/m2 đất, tại đó năng suất hạt đạt 2,4 tấn/ha trong điều kiện thí nghiệm.

Theo Hinson K, E.E.Hartwig (1990) [44] cho rằng ở vùng nhiệt đới mùa gieo trồng thích hợp với sản xuất đậu t−ơng phần lớn do chế độ m−a quyết định. Thời gian gieo trồng thay đổi trong năm, có nghĩa là cây đậu t−ơng sẽ mọc d−ới điều kiện thời gian kéo dài khác nhau của chu kỳ sáng. Thời gian kéo dài của chu kỳ ánh sáng có thể ảnh h−ởng rõ rệt đến quá trình tăng tr−ởng và năng suất đậu t−ơng. Trong thực tế ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, hiệu quả của chu kỳ ánh sáng đối với sự tăng tr−ởng và phát triển đậu t−ơng phụ thuộc và các giống và thời gian kéo dài của mùa vụ gieo trồng. Các giống thích nghi với mùa vụ gieo trồng ngắn thì ít có phản ứng với những thay đổi về độ dài ngày. Điều đó không có nghĩa là chúng không nhậy cảm với chu kỳ ánh sáng mà là chu kỳ ánh sáng khá ngắn cũng đủ để kích thích sự ra hoa sớm vào bất cứ thời điểm gieo trồng nào trong năm.

trồng có phản ứng rõ hơn đối với những biến đổi về chu kỳ sáng trải qua trong năm vì việc gieo trồng những giống đó bị trì hoãn sang mùa hạ nên thời gian tới lúc chín bị rút ngắn. Sự giảm bớt số ngày từ lúc nhú mầm đến lúc chín do việc gieo trồng bị chậm lại, chủ yếu vào thời kỳ cây tr−ớc khi ra hoa. Thời kỳ sinh d−ỡng bị rút ngắn th−ờng đi đôi với giảm chiều cao cây và sản l−ợng cuối cùng. Phần lớn tr−ờng hợp thời điểm gieo trồng tối −u đối với những giống có phản ứng với phạm vi chu kỳ sáng trong mùa vụ gieo trồng chính là thời điểm cho phép tăng tr−ởng sinh d−ỡng vào lúc độ dài của ngày giảm dần. Với độ ẩm thích hợp thì thời gian sinh tr−ởng của cây khoảng 110 - 130 ngày th−ờng đi đôi với năng suất tối đa. Vì thời gian sinh tr−ởng dài của giống biến thiên theo thời điểm gieo trồng, nên muốn đạt đ−ợc thời gian sinh tr−ởng mong muốn thì đòi hỏi phải có sự đồng bộ chặt chẽ giữa thời điểm gieo trồng và giống.

Khi thời điểm gieo trồng dẫn đến giai đoạn sinh tr−ởng sinh thực xẩy ra vào thời kỳ độ dài của ngày tăng thì thời gian sinh tr−ởng của các giống nhậy cảm với chu kỳ sáng có thể kéo dài rõ rệt. Do đó, đối với tr−ờng hợp này (trồng vào mùa đông) thì các giống có thời gian sinh tr−ởng ngắn tỏ ra rất phù hợp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và thời vụ gieo trồng của một số dòng, giống đậu tương trong điều kiện vụ hè thu và vụ xuân trên đất gia lâm hà nội (Trang 29 - 33)