Ảnh h−ởng của thời vụ gieo trồng đến khả năng tích luỹ chất khô của 2 giống đậu t−ơng D140 và ĐT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và thời vụ gieo trồng của một số dòng, giống đậu tương trong điều kiện vụ hè thu và vụ xuân trên đất gia lâm hà nội (Trang 74 - 76)

4. kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.4. ảnh h−ởng của thời vụ gieo trồng đến khả năng tích luỹ chất khô của 2 giống đậu t−ơng D140 và ĐT

2 giống đậu tơng D140 và ĐT12

Khả năng tích luỹ chất khô của cây trồng nói chung và cây đậu t−ơng nói riêng phụ thuộc vào diện tích lá và hiệu suất quang hợp. L−ợng chất khô tích luỹ đ−ợc trên đơn vị diện tích là yếu tố quyết định tạo nên năng suất cây trồng. Tuy nhiên, l−ợng chất khô tích luỹ tuỳ thuộc vào đặc tính của giống và chịu tác động rất nhiều của điều kiện ngoại cảnh cũng nh− kỹ thuật canh tác. Các thời vụ gieo trồng khác nhau thì khả năng tích luỹ chất khô của giống là khác nhau. Theo dõi ảnh h−ởng của thời vụ gieo trồng đến khả năng tích luỹ chất khô của 2 giống đậu t−ơng D140 và ĐT12 kết quả thu đ−ợc trình bày trên bảng 4. 20

Bảng 4.20: ảnh h−ởng của thời vụ gieo trồng đến khả năng tích luỹ chất khô của 2 giống đậu t−ơng D140 và ĐT12 (gam/cây)

TT Thời vụ, giống Thời kỳ bắt đầu ra hoa Thời kỳ hoa rộ Thời kỳ quả mẩy

1 T1G1 1,95 6,87 14,20 2 T1G2 3,62 9,83 19,25 3 T2G1 2,07 6,55 14,26 4 T2G2 3,85 10,84 20,26 5 T3G1 2,87 7,95 15,85 6 T3G2 3,35 9,80 20,05 7 T4G1 2,62 7,82 16,26 8 T4G2 3,55 10,35 19,20

Số liệu bảng 4.20 cho thấy các thời vụ khác nhau thì khả năng tích luỹ chất khô là khác nhau. Khả năng tích luỹ chất khô của 2 giống qua các thời vụ tăng dần từ giai đoạn bắt đầu nở hoa và đạt cực đại vào thời kỳ quả mẩy.

Thời kỳ bắt đầu ra hoa khả năng tích luỹ chất khô của 2 giống có xu thế chậm, l−ợng chất khô cây tích luỹ ch−a đ−ợc nhiều do thời kỳ này cây con sinh tr−ởng chậm. Tuy vậy, các thời vụ khác nhau thì khả năng tích luỹ chất khô của giống là khác nhau biến động D140 (3,35 - 3,85 g/cây) và ĐT12 (1,95 - 2,87 g/cây). Giống D140 có khả năng tích luỹ chất khô ở thời vụ 2 là cao nhất trong khi đó giống ĐT12 thì lại ở thời vụ 3.

Thời kỳ hoa rộ khả năng tích luỹ chất khô của các giống tăng lên rất nhanh biến động D140 (9,80 - 10,84 g/cây) và ĐT12 (6,55 - 7,95 g/cây). Giống D140 là giống có khả năng sinh tr−ởng phát triển tốt do đó khả năng tích luỹ chất khô luôn đạt cao hơn giống ĐT12, điển hình ở thời vụ 2 khả năng tích luỹ chất khô của giống D140 (10,84 g/cây) trong khi đó giống ĐT12 (6,55 g/cây).

Đến thời kỳ quả mẩy khả năng tích luỹ chất khô của các giống đạt giá trị tối đa. Đây là thời kỳ l−ợng chất khô cây tích luỹ đ−ợc vận chuyển về quả

và hạt. Do đó, thời kỳ này quả và hạt phát triển rất mạnh nên l−ợng chất khô trên cây tăng rất nhanh biến động D140 (19,20 - 20,26 g/cây) và ĐT12 (14,20 - 16,26 g/cây). Các thời vụ khác nhau thì khả năng tích luỹ chất khô của giống là khác nhau. Giống D140 có khả năng tích luỹ chất khô mạnh nhất và đạt cao nhất ở thời vụ 2 (20,26 g/cây) trong khi đó giống ĐT12 là giống có khả năng tích luỹ chất khô đạt thấp hơn và thấp nhất ở thời vụ 1 (14,20 g/cây).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và thời vụ gieo trồng của một số dòng, giống đậu tương trong điều kiện vụ hè thu và vụ xuân trên đất gia lâm hà nội (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)