g- Phân chuồng với lúa lai:
4.2.5. So sánh một số đặc điểm nông sinh học của các tổ hợp lai:
(vụ xuân 2003 và vụ xuân 2004).
Qua theo dõi thí nghiệm ở 2 vụ sản xuất, chúng tôi so sánh một số đặc điểm chính của các tổ hợp lai đ−ợc tuyển chọn từ đó rút ra đặc điểm chung nhất của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm (Bảng 4.2.5).
Thời gian sinh tr−ởng : ở vụ xuân 2003 có TGST ngắn hơn vụ xuân 2004 từ 1 đến 11 ngày, chênh lệch ít nhất là 1 ngày (tổ hợp TH1-3), nhiều nhất là tổ hợp TH2-1 (11ngày), có 3/4 tổ hợp có thời gian chênh lệch nhiều hơn đối chứng. Sơ dĩ có sự chênh lêch nh− vậy là do ở vụ xuân 2003 có nhiệt độ trung bình ngày cao hơn so với vụ xuân 2004, nh− vậy nếu nhiệt độ trung bình ngày trong toàn vụ cao thì thời gian sinh tr−ởng rút ngắn lại. Tính trung bình qua 2 vụ thấy rằng có 2 tổ hợp có thời gian sinh tr−ởng cực ngắn là TH3-3 (113 ngày), TH1-3 (113,5 ngày), hai tổ hợp còn lại thuộc dạng ngắn ngày
Bảng 4.2.5. So sánh một số dặc điểm NSH của các tổ hợp lúa lai (vụ xuân 2003 và 2004).
Thời gian ST (ngày)
Tích ôn hữu hiệu * (o C)
Chiều cao cây (cm),
Chiều dài bông (cm) NSTT (tạ/ha) Tổ hợp lai 2003 2004 TB 2003 2004 TB 2003 2004 TB 2003 2004 TB 2003 2004 TB TH1-3 113 114 113,5 1155,9 1108,2 1132 91,9 86,3 89,1 21,9 21,4 21,7 79,1 69,6 74,35 TH2-1 123 134 128,5 1305,0 1401,0 1353 87,4 80,8 84,1 19,4 20,2 19,8 83,5 35,0 59,25 TH2-3 119 126 122,5 1245,9 1282,4 1264 87,7 92,8 90,2 20,2 23,0 21,6 81,2 85,5 83,35 TH3-3 106 120 113,0 1050,9 1193,9 1122 88,9 89,2 89,0 21,9 22,5 22,0 69,1 72,4 70,75 Nhị −u 838 127 130 128,5 1365,0 1342,1 1354 94,8 94,0 94,4 24,4 22,5 23,4 76,3 78,1 77,2
Ghi chú: *Tổng tích ôn hữu hiệu EAT 0C = (T-H-L) trong đó: EAT- giai đoạn sinh tr−ởng nhất định (0C).
T: nhiệt độ trung bình trong ngày; H: nhiệt độ cao hơn 270C; L: nhiệt độ thấp hơn 120C; : nhiệt tích luỹ từ đầu đến cuối trong một giai đoạn sinh tr−ởng nhất định.
- Nếu tính tổng tích ôn hữu hiệu cho các giống ở 2 vụ chúng tôi thấy vụ xuân 2003 có tổng tích ôn cao hơn vụ xuân 2004, do đó thời gian sinh tr−ởng của các tổ hợp lai ở vụ xuân 2004 đều dài hơn ở vụ xuân 2003, chênh lệch nhiều nhất là tổ hợp TH2-1 (11 ngày), các tổ hợp còn lại chênh lệch nhau không nhiều từ 1-7 ngày, chênh lệch ít nhất là tổ hợp TH1-3 (chênh 1 ngày, đối chứng chênh lệch 3 ngày). Mặt khác chúng tôi thấy rằng khi tổng tích ôn của một tổ hợp mà tăng lên thì năng suất cũng tăng lên. Điều đó chứng tỏ rằng các tổ hợp lai có tỷ lệ thuận với nhiệt độ đồng nghĩa với việc minh chứng cho các tổ hợp lai là những giống cảm ôn, đồng thời cũng cho thấy rằng tổng tích ôn của các tổ hợp lai t−ơng đối ổn định, duy tổ hợp TH2-1 do F1 có hiện t−ợng bất dục nên tổng tích ôn còn phải theo dõi tiếp.
- Chiều cao cây:
Có hai tổ hợp có chiều cao cây giảm đi là tổ hợp TH1-3 và tổ hợp TH2-1 (đối chứng cũng giảm chiều cao), và có 2 tổ hợp có chiều cao cây tăng lên (TH2-3 và TH3-3), điều này chỉ có thể giãi thích do bản chất di truyền của giống và khả năng mẫn cảm tốt với điều kiện ngoại cảnh của 2 tổ hợp lai TH2- 1 và TH1-3, (do vụ xuân 2003 ấm nên quá trình sinh d−ỡng của cây lúa mạnh từ lúc nảy mầm, hiệu ứng UTL đ−ợc phát huy tốt hơn). Tính trung bình của 2 vụ, các tổ hợp có chiều cao biến động từ 84,1 đến 94,4cm, theo qui định của IRRI thì các tổ hợp đều thuộc dạng bán lùn, đây là điều kiện lý t−ởng để tuyển chọn giống thâm canh, chống đổ.
- Chiều dài bông:
Có 3 tổ hợp TH3-3, TH2-3 , TH2-1 chiều dài bông dài ra, 1tổ hợp có chiều dài bông ngắn lại là tổ hợp TH1-3, tuy nhiên chiều dài bông ngắn lại không đáng kể (0,5cm), trong khi đối chứng cũng ngắn lại (1,9cm). Điều này chỉ có thể giãi thích dựa trên bản chất di truyền, và đặc tính của từng tổ hợp, và nhìn chung các tổ hợp có chiều dài bông biến đối không nhiều. Nếu tính trung bình thì hầu hết các tổ hợp đều có chiều dài bông ngắn hơn đối chứng,
biến động từ 19,8 đến 21,9cm (đối chứng là 23,4cm), dài nhất là tổ hợp TH3-3: 21,9cm.
- Năng suất thực thu:
Có 2 tổ hợp có năng suất thực thu tăng lên là tổ hợp TH3-3 và TH2-3, cùng tăng lên với đối chứng, hai tổ hợp còn lại lại giảm đi là tổ hợp TH1-3, và TH2-1. Nếu tính trung bình cho cả 2 vụ thì có 1 tổ hợp có năng suất cao hơn đối chứng là TH2-3 (83,35 tạ/ha), các tổ hợp còn lại đều thấp hơn đối chứng. Tuy nhiên tăng lên hay giảm đi không nhiều. Riêng tổ hợp TH2-1 do bất dục nên giảm đáng kể .