g- Phân chuồng với lúa lai:
3.4. Ph−ơng pháp nghiên cứu:
4.3.1- Thí nghiệm 1: "So sánh 12 tổ hợp lai hai dòng mới lai thử trong vụ xuân muộn 2003 tại Triệu sơn Thanh hoá". xuân muộn 2003 tại Triệu sơn Thanh hoá".
* Mục đích:
Đánh giá thời gian sinh tr−ởng, sự xuất hiện sâu bệnh tự nhiên, đặc điểm nông sinh học, đặc điểm hình thái, các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất l−ợng hạt của các tổ hợp lai trên cơ sở đó tuyển chọn các giống lai mới có triển vọng cho vụ xuân muộn ở Triệu sơn - Thanh hoá.
* Nội dung: So sánh cơ bản 12 tổ hợp lai mới của Việt Nam trong vụ xuân 2003 tại Triệu sơn Thanh hoá.
* Ph−ơng pháp bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm đ−ợc bố trí theo ph−ơng pháp so sánh giống cơ bản trong vụ xuân muộn 2003 (ph−ơng pháp khối ngẫu nhiên hoàn toàn RCB, diện tích ô thí nghiệm 10 m2, nhắc lại 3 lần và 1 tổ hợp lai của Trung Quốc Nhị −u 838 dùng làm đối chứng): gieo 19/1, cấy khi mạ có 4,5-5 lá, mật độ cấy 42k/m2,cấy 2 dảnh/khóm, Các biện pháp kỹ thuật canh tác thực hiện theo quy trình thâm canh lúa lai th−ơng phẩm (Nguyễn Văn Hoan , 2001)[19].
* Các chi tiêu theo dõi:
-Theo dõi đặc tính nông sinh học:
- Thời gian từ gieo đến trỗ, thời gian trỗ, thời gian sinh tr−ởng, cao cây, dài thân, dài bông, dài cổ bông, số nhánh đẻ, tốc độ ra lá (đo đếm chiều cao, số nhánh, số lá: 7 ngày/lần).
- Đặc điểm hình thái, màu sắc thân, lá, kiểu hình,(đánh giá về độ thuần). - Tình hình sâu bệnh, khả năng chống đổ (theo PP cho điểm của IRRI, 1996). - Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai.
- Một số chi tiêu chất l−ợng hạt gạo: Tỷ lệ gạo xay,xát, tỷ lệ gạo nguyên, gạo trắng, trong, dài rộng, tỷ lệ D/R, chất l−ợng cơm.
* Ph−ơng pháp thu thập và đánh giá số liệu:
- Năng suất và yếu tố cấu thành năng suất: Khi lúa chín hoàn toàn tiến hành lấy mẫu. Mỗi ô lấy 10 khóm trên 5 điểm theo đ−ờng chéo, nhổ cả gốc, rửa sạch đeo thẻ, sau đó đem về phòng đo đếm các chỉ tiêu:
+ Chiều cao cây đo từ mặt đất đến đỉnh bông, không kể râu. + Chiều dài thân đo đến cổ bông cao nhất.
+ Dài bông- dài cổ bông đo tất cả các bông trong khóm. + Đếm số bông /khóm: đếm cả 30 khóm của 3 lần nhắc lại. + Số hạt/bông: đếm cả 10 khóm rồi chia cho số bông, + Số hạt lép/bông, sau đố tính tỷ lệ hạt lép.
+ Khối l−ợng 1000 hạt: Cân 3 lần, mỗi lần 100 hạt, không chênh lệch quá 5%, cộng và tính trung bình.
- Năng suất thực thu:
Sau khi lấy mẫu tiến hành thu hoạch riêng từng ô thí nghiệm, cân lấy năng suất t−ơi, sau đó đổ chung cả 3 ô vào phơi lấy 1kg t−ơi phơi tính tỷ lệ hao hụt để qui ra năng suất thóc khô.
4.3.2- Thí nghiệm 2: "So sánh 4 tổ hợp lai hai dòng đ−ợc chọn lọc trong vụ xuân 2004 tại Triệu sơn Thanh hoá". xuân 2004 tại Triệu sơn Thanh hoá".
* Mục đích:
Tuyển chọn tổ hợp lai tốt cho Thanh hoá bổ sung vào cơ cấu giống lúa. * Nội dung: So sánh 4 tổ hợp lai có triển vọng rút ra từ vụ xuân 2003.
*Ph−ơng pháp bố trí thí nghiệm và các chỉ tiêu theo dõi: Tiến hành t−ơng tự nh− thí nghiệm 1: Mạ gieo 3/2/2004, cấy 28/2/2004 khi mạ có 4,5-5 lá, mật độ cấy 40 khóm/m2, cấy 2 dảnh/khóm.
* Ph−ơng pháp thu thập và đánh giá số liệu: t−ơng tự thí nghiệm 1.
Chỉ tiêu NSSVH: Lấy 20 khóm mẫu tuốt lấy hạt, sau đó phơi khô, Cân tính trung bình 10khóm ( loại bỏ phần gốc): khối l−ợng rơm rạ, khối l−ợng hạt mẩy, khối l−ợng hạt lép. NSSVH = KL10khóm hạt mẩy + KL hạt lép + KL rơm rạ. Hệ số kinh tế = N SSVH KLhatmay . (KL: khối l−ợng ).
4.3.3- Thí nghiệm 3: Tìm hiểu ảnh h−ởng của l−ợng phân bón đối với các giống lúa lai mới trong vụ xuân muộn 2004 trên đất Triệu sơn- Thanh hoá.