Kali với lúa lai:

Một phần của tài liệu [Luận văn]tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai hai dòng mới của việt nam cho vùng thanh hoá (Trang 27 - 28)

Theo tổng hợp của Nguyễn Văn Bộ và cộng sự 1995, Quách Ngọc Ân - 2002)[4][37] : Các nhà khoa học Trung Quốc kết luận là các giống lúa lai có nhu cầu rất cao về kali, thậm chí còn cao hơn đạm, ở Việt nam bội thu cao do bón ka li chỉ xuất hiện trên nền không có phân hữu cơ. Trên đất bạc màu thấp

hơn so với kết quả công bố của Trung Quốc (8-10,8 tạ/ha so với 16-17 tạ/ha), Nhìn chung với cả lúa lai và lúa th−ờng trên đất bạc màu mức bón: 150-210 kg K2O/ha vẫn ch−a giảm năng suất lúa. Tuy nhiên xét về góc độ kinh tế, với cả lúa lai và lúa th−ờng cũng chỉ nên bón 120kgK20/ha. Hiệu quả bón kali cho lúa lai làm tăng 3-6kg thóc/1kg K2O trên nền không bón phân hữu cơ và 0,9- 3kg thóc/1kg K2Ô trên nền có bón phân hữu cơ, Hiệu lực kali với lúa lai trong vụ xuân luôn cao hơn vụ mùa. Kết quả nghiên cứu về kali đối với lúa lai cho thấy nếu trong đất đã có 1,5% kali tổng số và bón thêm 10 tấn phân chuồng/ha thì hiệu lực kali không rõ [37].

d/- Mối quan hệ N-K trong dinh dỡng lúa lai :

Trong dinh d−ỡng lúa lai, N và K có quan hệ t−ơng hỗ khá rõ nhất là trên đất nghèo kali. Một qui luật chung là mức đạm bón càng cao (trong vụ mùa) thì bội thu do bón ka li càng lớn. Trên đất bạc màu do kali là yếu tố hạn chế năng suất nên quan hệ N-K thể hiện rất rõ. Không bón kali năng suất tối đa chỉ đạt 42,1 tạ/ha với hiệu suất 4-8kg thóc/kgN. Trong khi có bón kali ( với cùng mức bón N) năng suất đạt 60,3 tạ/ha, chênh lệch năng suất 18,2 tạ/ha, với hiệu suất 7-13 kg thóc/kgN. Tuy nhiên cần thấy rằng, bản thân kali không phải là yếu tố quyết định năng suất, Bằng chứng là ngay trên đất nghèo kali, chi bón kali đơn độc, không làm tăng năng suất lúa, bón phối hợp N-K làm cây hút đ−ợc nhiều đạm hơn từ đất và phân bón, hiệu suất sử dụng đạm tăng và do vây năng suất tăng lên đáng kể. Với mức bón kali thích hợp thì hiệu suất 1kg N có thể tăng lên gấp 2 lần trong khi hiệu quả sử dụng đạm của lúa lai luôn cao hơn lúa th−ờng, nhất là trong vụ xuân [4][37].

Một phần của tài liệu [Luận văn]tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai hai dòng mới của việt nam cho vùng thanh hoá (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)