Một số đắc điểm nông sinh học của các tổ hợp lai vụ vuân 2004:

Một phần của tài liệu [Luận văn]tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai hai dòng mới của việt nam cho vùng thanh hoá (Trang 61 - 65)

g- Phân chuồng với lúa lai:

4.2.1. Một số đắc điểm nông sinh học của các tổ hợp lai vụ vuân 2004:

Đặc điểm nông sinh học của một giống, do đặc tính di truyền qui định, tuy nhiên nó còn bị chi phối bởi điều kiện môi tr−ờng. Một giống ổn định thì giống đó ít chịu ảnh h−ởng của điều kiện môi tr−ờng. Trong thí nghiệm này chúng tôi theo dõi một số đặc điểm nông sinh học của các tổ hợp lai (nh− bảng 4.2.1) và kết quả thu đ−ợc là:

- Thời gian sinh tr−ởng:

Trong thí nghệm, thời gian sinh tr−ởng đ−ợc tính từ khi hạt thóc nảy mầm ( > 90% ), gieo mạ, đến khi chín 85%. Thời gian sinh ngắn là một trong những chỉ tiêu quan trọng để tuyển chọn giống bố trí vào trà xuân muộn, mùa sớm, góp phần tăng vụ, luân canh cây trồng. Qua bảng 4.2.1 chúng tôi nhận thấy rằng thời gian sinh tr−ởng của các tổ hợp biến động từ 114 ngày đến 134 ngày , trong đo tổ hợp có thời gian sinh tr−ởng ngắn nhất là TH1-3, dài nhất là tổ hợp TH2-1, tổ hợp TH3-3 dài bằng đối chứng VL20 (120 ngày), có 2 tổ hợp dài hơn đối chứng là TH2-1 (134 ngày) và TH2-3 (126 ngày). Một tổ hợp ngắn hơn đối chứng là TH1-3 (114 ngày). Nh− vậy tổ hợp TH1-3 là tổ hợp thuộc giống cực ngắn, 3 tổ hợp còn lại đều thuộc giống ngắn ngày (<135ngày).

Bảng 4.2.1: Một số đặc điểm nông sinh học của các tổ hợp lai. (vụ xuân 2004). Số nhánh tối đa (nhánh) Chiều dài bông(cm) Chiều dài cổ bông (cm) Chiều cao cây(cm) Tổ hợp TGST (ngày) Số lá/ t.chính (lá) X± Sx CV% X ± Sx CV% X ± Sx CV% Dài thân (cm) X ±Sx CV% TH3-3 120 12,1 8,3 ± 2,1 25,3 22,5 ± 2,0 8,9 3,8 ± 0,6 15,8 62,9 89,2 ± 5,4 6,0 TH2-1 134 13,2 8,1± 2,8 34,5 20,2±1,8 8,9 4,5 ± 2,0 44,4 61,5 80,8 ±12,6 15,6 TH1-3 114 12,1 10,5 ±2,6 24,7 21,3 ± 0,9 4,2 3,9 ± 0,5 12,8 61,0 86,3 ±3,1 3,61 TH2-3 126 11,7 9,5 ±3,2 33,6 23,6 ±1,0 4,2 3,3 ±1,4 42,4 65,8 92,7 ±4 ,7 5,1 Nhị 838 130 12,6 7,3 ±2,3 31,5 22,5 ±1,4 6,2 3,3 ± 2,2 66,7 68,2 94,0 ± 8,0 8,5 VL20 120 13,0 9,8 ±3,2 32,6 23,2 ± 2,0 8,6 3,3 ± 2,5 75,7 60,9 87,4 ±4 ,8 5,5

-Số lá thân chính:

Số lá thân chính có t−ơng quan chặt với thời gian sinh tr−ởng, giốg có thời gian sinh tr−ởng ngắn thì ít lá, trái lại giống có thời gian sinh tr−ởng dàI có hều lá hơn đó là qui luật của giống cảm ôn, còn giống cam quang thì số lá thay đổi theo thời vụ gieo cấy. Các giống trong thí nghiệm của chúng tôi đều là giống cảm ôn và đều có thời gian sinh tr−ởng ngắn. Trong thí nghiệm chúng tôi thấy tổ hợp TH2-1 có số lá thân chính nhiều nhất13,2 lá nhiều hơn đối chứng Nhị −u 838 và VL20, Các giống còn lại thấp hơn đối chứng, và thấp nhất là tổ hợp TH2-3 (11,7 lá).

- Số nhánh tố đa:

Số nhánh phản ánh khả năng sinh tr−ởng, phát triển, và tiềm năng cho năng suất của một giống. Tổ hợp TH1-3 có số nhánh tối đa cao nhất (10,5 nhánh) và cao hơn đối chứng, các tổ hợp còn lại thấp hơn đối chứng VL20 nh−ng cao hơn Nhị −u 838, biến động từ 7,3-9,5 nhánh. Xét về độ biến động: Để đánh giá khả năng đẻ nhánh tập trung, đồng đều hay không chúng tôi xét độ biến động của các tổ hợp lai và thấy có 2 tổ hợp có độ biến động cao hơn đối chứng là TH2-1 và TH2-3 là 34,5% và 33,6%, điều này chứng tỏ 2 tổ hợp này số nhánh/ khóm không đồng đều. Hai tổ hợp có độ biến động thấp hơn đối chứng là tổ hợp TH1-3 và tổ hợp TH3-3 (24,7% và 25,3%) và nói lên rằng các tổ hợp này khả năng đẻ nhánh rất đồng đều, tập trung.

- Chiều dài bông:

Là một trong hững yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của một giống, đ−ợc các nhà chọn giống quan tâm. Qua bảng chúng tôi nhận thấy: Có một tổ hợp có chiều dài bông daì nhất là tổ hợp TH2-3 (23,6cm± 1cm), một tổ hợp có chiều dài bông bằng đối chứng Nhị −u 838 là tổ hợpTH3-3 (22,5±2,1cm), nh−ng ngắn hơn đối chứng VL20, và 2 tổ hợp còn lại ngắn hơn đối chứng, ngắn nhất là tổ hợp TH2-1(20,2±1,8cm). Nhìn chung các tổ hợp đều có chiều dài bông trên 20 cm. Nh− vậy có thể nói chiều dài bông của tổ

hợp TH3-3 và tổ hợp TH2-3 là có thể chấp nhận đ−ợc. Đánh giá về độ đồng đều của bông thì có 2 tổ hợp có độ biến động cao hơn đối chứng là tổ hợp TH 2-1 và tổ hợp TH3-3 (8,9%), hai tổ hợp còn lại có độ biến động thấp hơn đối chứng TH1-3, TH2-3 ( 4,2%), chứng tỏ hai tổ hợp này có chiều dài bông đồng đều hơn.

- Chiều dài cổ bông:

Để đánh giá độ thoát cổ bông chúng tôi đánh giá chiều dài cổ bông có 2 tổ hợp có chiều dài cổ bông cao hơn đối chứng là TH2-1 và TH1-3, trong đó tổ hợp TH2-1 có chiều dài cổ bông cao nhất (4,5±2mm), các tổ hợp còn lại có chiều dài cổ bông bằng hoặc thấp hơn đối chứng, thấp nhất là tổ hợp TH2- 3 (3,3 ±1,4mm). Đánh giá về độ biến động thì tổ hợp TH1-3 có chiều dài cổ bông cao hơn đối chứng (3,9 ± 0,5mm) nh−ng có độ biến động thấp nhất (12,8%), tổ hợp TH3-3 (15,8%). , điều đó chứng tỏ các tổ hợp này có chiêù dài bông t−ơng đối đồng đều.

- Chiều dài thân:

Giống có chiều dài thân ngắn là một trong hững chỉ tiêu chọn giống chống đổ, cứng cây, chịu thâm canh. Qua bảng 9 chúng tôi nhận thấy các tổ hợp có chiều dài thân từ 61 cm đến 65,8 cm và đều cao hơn đối chứng VL20, nh−ng ngắn hơn Nhị −u 838, dài nhất là tổ hợp TH2-3 (65,8cm), ngắn nhất là tổ hợp TH1-3 (61cm). Nhìn chung chiều sài thân nh− vậy là chấp nhận đ−ợc.

- Chiều cao cây:

Cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng chống đổ, khả năng thâm canh cao, các tổ hợp có chiều cao cây từ 80,8±12,6cm đến 92,7±4,7cm, cao nhất là tổ hợp TH2-3, thấp nhất là tổ hợp TH2-1. Các tổ hợp đều thấp hơn đối chứng Nhị −u 838, có 2 tổ hợp TH2-3, TH3-3 có chiều cao cây (92,7cm, và 89,2cm) là cao nhất trong các tổ hợp, và cao hơn đối chứng

Xét về độ biến động: Riêng tổ hợp TH2-1 chiều cao cây có độ biến động lớn nhất: 15,6%, chứng tỏ tổ hợp TH2-1 không đồng đều. Các giống còn lại có độ biến động thấp hơn đối chứng Nhị −u 838, tổ hợp TH1-3 có độ biến động thấp nhất 3,61%. Có thể nhận xét rằng trừ tổ hợp TH2-1, các tổ hợp có chiều cao cây t−ơng đối đồng đều.

Một phần của tài liệu [Luận văn]tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai hai dòng mới của việt nam cho vùng thanh hoá (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)