Các yếu tố câu thành năng suất và năng suất thí nghiệm so sánh.

Một phần của tài liệu [Luận văn]tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai hai dòng mới của việt nam cho vùng thanh hoá (Trang 67 - 72)

g- Phân chuồng với lúa lai:

4.2.3.Các yếu tố câu thành năng suất và năng suất thí nghiệm so sánh.

( vụ xuân 2004).

Để đánh giá tiềm năng cho năng suất của các giống. Trong thí nghiệm chúng tôi tiến hành theo dõi một số chỉ tiêu nh− bảng 4.2.3.

- Số bông /khóm:

Hai tổ hợp có số bông/khóm cao nhất là TH1-3 : 9,1 bông/khóm, tổ hợp TH3-3: 8,0 bông/khóm, đều cao hơn 2 đối chứng, có một tổ hợp: TH2-3 có 7,2 bông/khóm cao hơn Nhị −u838, nh−ng thấp hơn đối chứng VL20, chỉ có một tổ hợp TH2-1 có số bông/khóm thấp nhất (6,6 bông/khóm) và thấp hơn đối chứng.

- Số hạt /bông:

Cả 4 tổ hợp có số hạt/bông cao hơn 2 giống đối chứng, cao nhất là tổ hợp TH3-3 có số 156,6 hạt /bông, TH2-3: 153 hạt/bông, thấp nhất là tổ hợp TH1-3 có132 hạt/bông.

Bảng 4. 2.3: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất TNSS. (vụ xuân 2004). Năng suất Tổ hợp Bông/ khóm (bông) Tổng số hạt/ bông (hạt) Số hạt chắc/ bông ( Hạt ) Tỷ lệ hạt lép (%), KL 1000 hạt (g) Cá thể (g/kh) Thực thu (Tạ/ha), Tích luỹ (kg/ha/ ngày) SVH (tạ/ha) Hệ số kinh tế Độ thuần (%) TH3-3 8,0 156,6 116,2 25,8 24,1 22,4 72,4 c 60,27 c 129,3 0,56 97,0 TH2-1 6,5 144,8 118,0 18,5 28,9 22,1 35,0 d 26,13 d 90,7 0,38 61,5 TH1-3 9,1 132,0 95,8 27,4 22,2 19,4 69,6 c 61,23 c 126,5 0,55 97,5 TH2-3 7,2 153,0 126,0 17,4 25,7 23,4 85,5 a 67,87 a 155,4 0,55 99,8 Nhị 838 7,1 128,1 112,7 12,0 29,1 23,1 78,1 b 62,40 bc 144,6 0,54 100,0 VL20 7,4 117,3 107,0 7,8 29,0 23,0 79,1 b 65,97 ab 136,0 0,58 99,5

Năng suất thực thu: CV%: 4,3%; S.E.D: 2,48; LSD(0,05): 5,52; LSD (0,01): 7,86. Năng suất tích luỹ: CV%: 4,2%; S.E.D: 1,96; LSD(0,05): 4,36; LSD (0,01): 6,20. Số bông/khóm: CV%:6,8%; S.E.D: 0,41; LSD(0,05): 0,91; LSD (0,01): 1,29.

- Số hạt chắc /bông:

Có 3 tổ hợp có số hạt chắc/bông cao hơn đối chứng là TH2-3 (126hạt), TH2-1: (118,0 hat), TH3-3: (116,2 hạt chắc/bông), một tổ hợp có số hạt chắc/bông thấp nhất và cũng thấp hơn đối chứng là TH1-3 (95,8hạt chắc/bông).

- Tỷ lệ lép:

Các tổ hợp tham gia thí nghiệm có tỷ lệ lép cao hơn đối chứng, tỷ lệ lép cao nhất là TH1-3 (27,4%), thấp nhất là TH2-3: 17,4%, trong khi đối chứng VL20 tỷ lệ lép: 7,8%, Nhị −u 838 :12%.

- Khối l−ợng 1000hạt:

Các tổ hợp tham gia thí nghiệm có khối l−ợng 1000 hạt đều thấp hơn đối chứng, cao nhất có tổ hợp TH2-1 có KL1000 hạt 28,9g, thấp nhất là tổ hợp TH1-3: 22,2g, trong khi 2 đối chứng là 29,0g và 29,1g.

- Năng suất cá thể:

Tổ hợp TH2-3 có năng suất cá thể cao hơn đối chứng (23,3g/khóm), các tổ hợp còn lại đều thấp hơn đối chứng, tổ hợp TH1-3 có năng suất cá thể thấp nhất: (19,4g/khóm), trong khi đối chứng là 23,0g và 23,1g/khóm.

- Năng suất thực thu:

Tổ hợp TH2-3 có năng suất thực thu cao nhất: 85,57 tạ/ha và cao hơn đối chứng một cách rõ ràng, các tổ hợp còn lại đều thấp hơn đối chứng, trong đó có 2 tổ hợp có năng suất thực thu thấp nhất (mức2) là tổ hợp TH2-1 và tổ hợp TH1-3. Tổ hợp TH2-1 ở vụ xuân 2003 có năng suất cao nhất đạt 83,5 tạ/ha nh−ng ở vụ xuân 2004 có năng suất quá thấp, đạt 35tạ/ha vì trên đồng ruộng có tới 38,5 % số cây bất dục. Xem lại quá trình sản xuất hạt lai vụ mùa 2003 thấy rằng thời kỳ phân hóa đòng b−ớc 4 – 6 xảy ra vào 5-12 tháng 9 là thời gian m−a liên tục, ruộng sản xuất bị ngập sâu nên nhiệt độ hạ thấp <240C làm cho xuất hiện hạt tự thụ nhiều. Vì lý do đó nên đánh giá năng suất của TH2-1 không chính xác.

- Năng suất tích luỹ:

Ngoài việc đánh giá năng suất thực thu thì năng suất tích luỹ đánh giá khả năng năng suất tích luỹ trong ngày, phản ánh chính xác năng suất của một giống mà không phụ thuộc vào thời gian sinh tr−ởng. Qua bảng11 chúng tôi nhận thấy, tổ hợp TH2-3 có năng suất tích luỹ cao nhất (67,87kg/ha/ngày) hai tổ hợp TH1-3, TH3-3 có năng suất tích luỹ bằng đối chứng (60,27 và 61,23 kg/ha/ngày) và một tổ hợp có năng suất tích luỹ thấp hơn đối chứng TH2-1 (26,12lg/ha/ngày). Nh− vậy trừ TH2-1 các tổ hợp đều có năng suất tích luỹ bằng và cao hơn đối chứng.

- Năng suất sinh vật học:

Để đánh giá hệ số kinh tế của các tổ hợp, chúng tôi tiến hành đánh giá năng suất sinh vật học của các tổ hợp tham gia thí nghiệm, và thấy rằng năng suất sinh vật học biến động từ: 64,8 tạ/ha đến 155,4 tạ/ha, tổ hợp TH2-3 có năng suất sinh vật học cao hơn 2 giống đối chứng đạt 155,4ta/ha, các tổ hợp còn lại có năng suất sinh vật học thấp hơn đốichứng, thấp nhất là tổ hợp TH2- 1 (64,8 ta/ha).

- Hệ số kinh tế:

Từ năng suất thực thu và năng suất sinh vật học chúng tôi tiến hành đánh giá hệ số kinh tế của các tổ hợp và kết quả là: các tổ hợp đều có hệ số kinh tế bằng và cao hơn đối chứng nhị −u 838, biến động từ 0,54 đến 0,56 (đều thấp hơn đối chứng VL20: 0,58). Điều đó chứng tỏ các tổ hợp có khả năng tích luỹ chất khô về hạt t−ơng đối tốt.

- Độ thuần:

Để đánh giá độ thuần của bố mẹ, phản ánh năng suất của tổ hợp lai, chúng tôi tiến hành đánh giá độ thuần của các tổ hợp, và thấy rằng tổ hợp TH2-1 có độ thuần thấp nhất 61,5% (độ thuần cho phép là 96% với lúa lai). Các tổ hợp lai còn lại đều có độ thuần cao từ 97 đến 99,5% (đối chứng nhị −u 838 (100%).

Một phần của tài liệu [Luận văn]tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai hai dòng mới của việt nam cho vùng thanh hoá (Trang 67 - 72)