ở Trung Quốc năng suất lúa lai cao hơn lúa th−ờng từ 20-30% trong cùng điều kiện canh tác. Tuy nhiên lúa lai có nhu cầu dinh d−ỡng cao, đặc biệt là ka li.Với lúa lai trà sớm năng suất 80,3 ta/ha đã hút 181,7 kg N, 62,7 kg P205 và 217,7 kg K20. Lúa lai trà muộn, năng suất 90,1 tạ/ha lấy đi 198,4 kg N, 68,7 kg P205 và 263,8 kg K20 với tỷ lệ sử dụng N: P205: K20 là 1: 0,34- 0,37 : 1,2-1,3. Tuy nhiên, với năng suất đại trà 60-70tạ/ha thì l−ợng hút dinh d−ỡng sẽ thấp hơn t−ơng tự nh− lúa th−ờng (Trích theo Nguyễn Văn Bộ, Bùi Đình Dinh và cộng sự (1995)[4].
Kết quả nghiên cứu của Trung Quốc cho rằng lúa lai có nhu cầu hấp thụ kali lớn hơn đạm và bội thu do bón kali rất cao. Giống San you-2 bội thu do bón kali là 1,6-1,7 tấn /ha tăng 32-35% so với không bón, giống Ai You-2 : 1,7tấn/ha và San You-6 : 0,9-1,4tấn/ha. Tuy nhiên liều l−ợng kali bón cho lúa lai cũng không nên quá 135kg K2O/ha. Các nhà khoa học Trung Quốc cũng đã kết luận là những giống có tỷ lệ C/N khi thu hoạch lớn hơn 1-1,2 đều phản ứng mạnh với kali. Với cùng một mức năng suất, lúa lai hấp thu đạm và lân thấp hơn lúa th−ờng, nh−ng hấp thu kali cao hơn cụ thể là: Mức năng suất 75 tạ/ha, lứa lai hấp thu đạm thấp hơn lúa th−ờng 4,8%, hấp thu lân thấp hơn 18,2% nh−ng hấp thu kali cao hơn 30%. Nh−ng ở ruộng cao sản lúa lai hấp thu đạm cao hơn lúa th−ờng 10%, hấp thu kali cao hơn 45%, còn hấp thu lân thì bằng lúa th−ờng [trích theo Quách Ngọc Ân)[2][3][4].
Về kỹ thuật bón phân. Viện Hàn lâm khoa học Nông nghiệp Hồ Nam cho biết nếu áp dụng bón phân cổ truyền của Trung Quốc là “nặng đầu nhẹ cuối” sẽ khó đạt đ−ợc năng suất tối đa, Kết luận này rút ra từ kết quả nghiên cứu là giai đoạn đầu của cây lúa chỉ sử dụng 16,8%N, 12,9%P205 và 12%K20 trong khi đó giai đoạn giữa (từ phân hoá đòng đến trỗ) nhu cầu dinh d−ỡng lại
tăng lên nhanh: 75,9%N, 81,9 % P2O5 và 78,7% K2O so với tổng l−ợng hút, trên cơ sở này các nhà khoa học Trung Quốc đã đề xuất ph−ơng pháp bón phân mới theo kiểu "nặng giữa nhẹ đầu”, Ph−ơng pháp này đã đ−ợc áp dụng thử trên qui mô 25.000 ha từ 1989-1991 và năng suất lúa tăng thêm 6,7-14,2 (Zheng Shengxian, Xiao qiao quing 1992), (Trích theo Nguyễn Văn Bộ, Bùi đình Dinh và cộng sự (1995)[4].