Đặc điểm nông sinh học của các tổ hợp lai hai dòng:

Một phần của tài liệu [Luận văn]tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai hai dòng mới của việt nam cho vùng thanh hoá (Trang 45 - 48)

g- Phân chuồng với lúa lai:

4.1.1. Đặc điểm nông sinh học của các tổ hợp lai hai dòng:

Nh− chúng ta đã biết −u thế lai không những chịu sự tác động của các gen trong nhân, tác động của giữa gen nhân và tế bào chất , mà nó còn chịu sự tác động của t−ơng tác giữa kiểu gen và môi tr−ờng. Đặc tính nông sinh học phản ánh đầy đủ khả năng sinh tr−ởng của một giống, một tổ hợp hay một dòng, những đặc điểm nông sinh học do đặc tính di truyền quyết định, việc đánh giá tổng hợp các đặc điểm nông sinh học cho phép chúng ta nhận xét về khả năng thích ứng của dòng, giống. Khi một giống thích hợp thì các chỉ tiêu nông sinh học ổn định , các chỉ tiêu sinh tr−ởng, phát triển, năng suất và tiềm năng cho năng suất cũng ổn định, phù hợp với điều kiện sinh thái vùng đó. Kết quả theo dõi 12 tổ hợp lai hai dòng trong vụ xuân 2003, trong đó có một giống đối chứng của Trung Quốc Nhị −u 838, cụ thể ở bảng 4.1.1.

-Thời gian sinh tr−ởng của các tổ hợp từ cực ngắn đến ngắn, có 7/12 tổ hợp có thời gian sinh tr−ởng cực ngắn (d−ới 115 ngày) là: TH3-3, TH3-2, TH3-4, TH3-1, TH1- 1, TH1-4, TH1-3. Các tổ hợp còn lại đều là các giống ngắn ngày (<135 ngày). -Số lá thân chính: Là bộ phận quan trọng có nhiệm vụ quang hợp để tổng hợp nên các hợp chất hữu cơ. Một giống có năng suất cao hay thấp thì bộ lá , số l−ợng lá và diện tích lá có vai trò quyết định, ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc, thời vụ, đất đai.

Qua bảng 4.1.1 chúng tôi nhận thấy: Các tổ hợp lai có số lá biến động từ 12,2-13,3 lá, cao nhất là TH2-1 (13,3 lá), thấp nhất là TH3-4, TH2-4 (12,2lá) và đều thấp hơn đối chứng.

Bảng 4.1.1: Một số đặc điểm nông sinh học của các tổ hợp lai:

( vụ xuân 2003). Chiều cao cây

(cm)

Số nhánh tối đa ( nhánh)

chiều dài bông (mm) Tổ hợp TGST (ngày) Số lá/t chính (lá) X ± Sx cv% X ± Sx cv% X ±Sx cv% TH1-1 112 13,0 88,8 ± 7,7 8,7 7,8 ± 2,7 34,6 21,1 ± 2,4 11,4 TH1-2 116 12,6 86,1 ± 10,2 11,8 9,1 ± 3,0 33,0 19,8 ± 2,4 12,1 TH1-3 113 12,4 86,4 ± 6,0 6,2 9,8 ± 3,4 34,7 21,9 ± 1,6 7,3 TH1-4 111 13,0 88,0 ± 6,4 7,2 11,0 ± 2,7 24,5 21,2 ± 2,2 10,3 TH2-1 123 13,3 87,3 ± 7,2 8,2 8,6 ± 2,4 27,9 19,4 ± 2,0 10,3 TH2-2 124 13,0 86,1 ± 8,9 10,3 10,2 ± 3,3 32,3 24,4 ± 2,4 9,8 Nhị 838 127 14,0 94,8 ± 5,8 6,1 7,9 ± 2,7 34,2 24,4 ± 2,2 9,0 TH2-3 119 12,7 87,7 ± 6,9 9,2 9,3 ± 2,1 22,6 20,2 ± 1,6 7,9 TH2-4 118 12,2 83,3 ± 9,3 11,2 7,9 ± 1,8 22,8 19,1 ± 2,1 11,0 TH3-1 111 13,1 83,9 ± 8,6 10,2 7,8 ± 1,4 17,9 20,3 ± 1,8 8,7 TH3-2 109 12,7 83,3 ± 6,8 8,2 5,6 ± 1,7 30,3 20,1 ± 1,8 8,9 TH3-3 106 12,4 88,9 ± 4,5 5,1 8,4 ± 1,6 19,0 21,9 ± 1,9 8,8 TH3-4 107 12,2 83,8 ± 5,8 6,9 7,1 ± 2,4 33,8 20,2 ± 1,3 6,4

- Chiều cao cây:

Chiều cao của các tổ hợp biến động từ 83,3± 9,3cm đến 88,9 ± 4,5cm, cao nhất là TH3-3 (89,9± 4,5 cm), thấp nhất là TH3-2 (83,3±9,3 cm) và đều thấp hơn đối chứng Nhị −u 838. Các tổ hợp có độ biến động về chiều cao từ 5,1 – 11,8% độ biến động thấp nhất là tổ hợp TH3-3 (5,1 %), chứng tỏ TH3-3 đã t−ơng đối đồng nhất về chiều cao cây, tổ hợp TH1-2 có độ biến động (11,8%), tổ hợp TH1-3, Th3-4 có độ biến động t−ơng đ−ơng đối chứng Nhị Ưu 838 (6,1%), các tổ hợp còn lại đề cao hơn đối chứng. Điều đó chứng tỏ các tổ hợp ch−a đồng đều về chiều cao.

- Số nhánh tối đa:

Số nhánh tối đa của cá tổ hợp biến động từ 5,6 đến 11,0 nhánh, cao nhất là: TH1-4 (11 ±2,7 nhánh), TH2-2 (10,2±3,3 nhánh) thấp nhất là tổ hợp: TH3-2 (5,6 ±1,7 nhánh). Có 8/12 tổ hợp có số nhánh bằng hoặc cao hơn đối chứng, đó là các tổ hợpTH1-4,TH2-2, TH1-3, TH1-2,TH2-1, TH2-3,TH3-3 và TH2-4. Độ biến động của số nhánh các tổ hợp khá lớn: từ 17,9 -34,7%, thấp nhất là tổ hợp TH3-1, TH3-3 (17,9-19,0%), cao nhất là tổ hợp TH1-3, có 2 tổ hợp có độ biến động cao hơn đối chứng (TH1-1, TH1-3: 34,6-34,7%), các tổ hợp còn lại có độ biến động thấp hơn đối chứng. Điều đó chứng tỏ rằng các tổ hợp tham gia thí nghiệm có khả năng đẻ nhánh còn biên động khá nhiều, nếu đầu t− thâm canh hợp lý, cấy mật độ hợp lý có thể khai thác tốt tiềm năng này. -Chiều dài bông:

Các tổ hợp có chiều dài bông biến động từ 19,1- 24,4(cm), dài nhất là tổ hợp TH2-2, bằng đối chứng (24,4± cm), ngắn nhất là tổ hợp TH2-4 (19,1±

cm). Trừ tổ hợp TH2-2, các tổ hợp khác đều có chiều dài bông ngắn hơn đối chứng. Độ biến động của chiều dài bông từ 6,4 đến 12,1% , thấp nhất là tổ hợp H3-4, TH3-3 (6,4- 6,7%) cao nhất là tổ hợp TH1-2: 12,1%. Có 6 tổ hợp có độ biến động chiều dài bông thấp hơn đối chứng là các tổ hợp: TH3- 4(6,4%)TH3-3, TH2-3, Th1-3, TH3-1,TH3-2 (biến động từ 7,1-8,9%).

Một phần của tài liệu [Luận văn]tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai hai dòng mới của việt nam cho vùng thanh hoá (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)