Hiệu quả kinh tế sử dụng đất

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp sau chương trình định canh định cư của đồng bào dao huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn (Trang 77 - 89)

4. Kết quả nghiên cứu

4.3.2.Hiệu quả kinh tế sử dụng đất

a, Hiệu quả kinh tế các LUT trên đất ruộng

Thực tế điều tra các nông hộ ở từng vùng trên địa bàn nghiên cứu cho thấy, mỗi vùng, các nông hộ đều gieo trồng một số loại cây khác nhau nhằm tận dụng điều kiện quỹ đất hiện có. Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế của các LUT trên đất ruộng ở các điểm nghiên cứu nh− sau:

+ Đối với LUT 2 lúa: Số liệu bảng 4.11 cho thấy: chỉ tiêu GO bình quân 3 xã là 14.532,3 nghìn đồng, bình quân GO/công đạt 42,3 nghìn đồng; các chỉ tiêu khác: thu nhập hỗn hợp (NVA) trên một ha gieo trồng của xã Ngọc Phái là cao nhất với mức 9.209,8 nghìn đồng, bình quân NVA/lao động đạt 26,4 nghìn

đồng/ha/năm, hiệu quả đồng vốn đạt 1,56 lần, trong khi đó cũng với các chỉ tiêu đó thì xã Nam C−ờng chỉ đạt 8.395,2 nghìn và 24,7 nghìn đồng/ha/năm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do địa hình của xã Nam C−ờng không chủ động t−ới tiêu hơn nữa giống lúa tại địa bàn đang sử dụng chủ yếu là các giống địa ph−ơng có năng suất thấp. LUT này cho hiệu quả kinh tế khá cao, đ−ợc đa số ng−ời dân chấp nhận vì đòi hỏi chi phí vật chất cho LUT không cao, ít khi bị thất thu hoàn toàn cả khi có những biến động về điều kiện thời tiết. Đây là một trong những LUT quan trọng góp phần đảm bảo ổn định nhu cầu l−ơng thực cho gia đình.

+ Đối với LUT 1 lúa: với đặc thù địa hình cao nên loại đất này th−ờng đ−ợc sử dụng trồng 1 vụ lúa mùa nhờ vào n−ớc m−a, vụ đông xuân bỏ hoá, do vậy hiệu quả đạt đ−ợc của LUT này không cao. Qua bảng 4.11 cho thấy NVA trung bình của LUT này ở 3 xã là 3.162,2 nghìn đồng, cao nhất là xã Bình Trung với NVA đạt 3.165,8 nghìn đồng /ha, nguyên nhân là do địa bàn xã Bình Trung sử dụng giống lúa chủ yếu là Bao Thai địa ph−ơng có phẩm chất gạo ngon, rẻo, giá bán cao hơn các khu vực khác trong địa bàn. Nam C−ờng có NVA đạt thấp nhất với 3.039,5 nghìn đồng.

Đối với địa bàn vùng cao, canh tác 1 vụ chiếm đến 70% diện tích canh tác, trong khi đó hiệu quả kinh tế đạt đ−ợc trong sản xuất là rất thấp. Vì vậy, địa bàn vùng cao nói chung và các bản ĐCĐC nói riêng rất cần nhận đ−ợc sự quan tâm, giúp đỡ của Nhà n−ớc về nhiều mặt nhằm giảm bớt những khó khăn về cuộc sống và sinh hoạt.

+ LUT 1 lúa - màu: với kiểu sử dụng đất chính ngô xuân - lúa mùa. Nhìn

chung hiệu quả kinh tế của LUT này đạt đ−ợc cũng không cao, tỷ lệ sử dụng đất của LUT này chỉ chiếm khoảng 5% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp. NVA bình quân của LUT này đạt 3.589,1 nghìn đồng (bảng 4.12) cao hơn LUT 1 lúa 546,6 nghìn đồng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả thấp là do ng−ời dân không đầu t−, giống chủ yếu là giống địa ph−ơng nên năng suất không cao. Tuy nhiên với điều kiện địa hình, đất đai và phong tục tập quán canh tác nơi đây thì LUT này vẫn chấp nhận đ−ợc và cần khuyến khích nhân dân mở rộng diện tích thâm canh trên các chân ruộng 1 vụ khác.

bảng 4.11

Bảng 4.12: Hiệu quả kinh tế LUT 1 Lúa - màu

Đơn vị tính: 1000đ/ha/năm

Chỉ tiêu BQ chung Ngọc Phái Bình trung Nam C−ờng

1. Giá trị sản xuất (GO) 7.832,2 8.131,6 7.839,8 7.525,2 2. Chi phí trung gian (IE) 3.946,4 4.026,5 3.988,2 3.824,5 3. Giá trị gia tăng (VA) 3.885,8 4.105,1 3.851,6 3.700,7 4. Thu nhập hỗn hợp (NVA) 3.589,1 3.805,1 3.555,6 3.406,7

GO/IE (lần) 2,0 2,1 2,0 2,0

VA/IE (lần) 1,0 1,0 1,1 1,1

NVA/IE (lần) 0,9 0,9 0,9 0,09

GO/1 công lao động 44,1 45,2 44,0 43,0

VA/ 1 công lao động 21,9 22,8 21,6 21,1

NVA/1 công lao động 20,2 21,1 20,0 19,5

(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra)

+ LUT chuyên màu: t−ơng đối phổ biến trên địa bàn ĐCĐC, cây trồng của vùng chủ yếu là lạc/đậu t−ơng/ngô, đặc biệt trong vòng 2 năm trở lại đây, nhân dân đã đ−a giống khoai tầu vào trồng trên đất màu với hiệu quả kinh tế đạt đ−ợc rất cao. Số liệu tính toán ở bảng 4.13 cho thấy: NVA trung bình của LUT này đạt 12.388,2 nghìn đồng, bình quân NVA/ công lao động đạt 27,8 nghìn đồng/công, trong đó xã Ngọc Phái có NVA cao nhất là 12.965,4 nghìn đồng, bình quân NVA/công là 28,8 nghìn đồng. Có đ−ợc con số này là do xã Ngọc Phái nằm liền kề với thị trấn Bằng Lũng, giá bán của các nông sản phẩm cao hơn tại các địa bàn đi lại khó khăn nh− Bình Trung và Nam C−ờng. Đây là LUT t−ơng đối có triển vọng với thế mạnh là cây khoai tầu cần đ−ợc nhân rộng trên địa bàn, tuy nhiên cần hết sức chú ý đến thị tr−ờng tiêu thụ và công tác khuyến nông, hỗ trợ kỹ thuật và giống cho nhân dân, đảm bảo các sản phẩm sản xuất ra có thị tr−ờng tiêu thu và có cách bảo quản nông sản phẩm một cách hợp lý.

Bảng 4.13: Hiệu quả kinh tế LUT chuyên màu

Đơn vị tính: 1000đ/ha/năm

Chỉ tiêu BQ chung Ngọc Phái Bình trung Nam C−ờng

1. Giá trị sản xuất (GO) 18.766,7 19.345,5 18.754,2 18.200,5 2. Chi phí trung gian (IE) 5.571,9 5.560,1 5.628,7 5.526,8 3. Giá trị gia tăng (VA) 13.194,9 13.785,4 13.125,5 12.673,7 4. Thu nhập hỗn hợp (NVA) 12.388,2 12.965,4 12.325,5 11.873,7

GO/IE (lần) 3,4 3,5 3,3 3,3

VA/IE (lần) 2,4 2,5 2,3 2,3

NVA/IE (lần) 2,2 2,3 2,2 2,1

GO/1 công lao động 42,1 43,0 42,1 41,2

VA/ 1 công lao động 29,6 30,6 29,5 28,7

NVA/1 công lao động 27,8 28,8 27,7 26,9 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra) Chi tiết về hiệu quả kinh tế cho từng loại cây trồng trên đất ruộng thể hiện tại phụ biểu số 5.

b. Hiệu quả kinh tế các LUT trên đất n−ơng rẫy

Đất n−ơng rẫy đ−ợc coi là bộ phận quan trọng trong quỹ đất của nông hộ miền núi, vùng cao. ở mỗi địa bàn nghiên cứu chúng tôi thấy các nông hộ đều căn cứ vào khả năng về quỹ đất, nhu cầu phục vụ đời sống, tập quán truyền thống mà tiến hành gieo trồng những loại cây với các giống khác nhau. Cây trồng trên đất n−ơng rẫy chủ yếu vẫn là giống địa ph−ơng và t−ơng đối ổn định về mặt cơ cấu, hiệu quả kinh tế đem lại cũng thấp hơn so với đất ruộng và một số loại đất canh tác khác.

+ Đối với LUT lúa n−ơng: nhìn chung hiện nay các hộ vẫn sử dụng chủ

yếu giống lúa của địa ph−ơng (cơm ngon, dẻo, năng suất thấp) trồng vào vụ mùa là chính. Xét về hiệu quả kinh tế, cây lúa n−ơng có hiệu quả rất thấp. Số liệu bảng 4.14 cho thấy ở cả 3 địa bàn NVA bình quân thu đ−ợc là không cao 2.225,7 nghìn đồng và không có sự chênh lệch giữa các vùng: Ngọc Phái: 2.271,5; Bình

Trung: 2.246,0; Nam C−ờng: 2.159,5 nghìn đồng. Các chỉ tiêu NVA/công đạt đ−ợc rất thấp, bình quân ở 3 điểm nghiên cứu là 13,9 nghìn đồng/công. Hiện tại LUT này không đ−ợc nhân dân sử dụng phổ biến do hiệu quả đạt đ−ợc không cao, đất đai cần có thời gian bỏ hoá dài, mặt khác đây là LUT sản xuất không bền vững về mặt môi tr−ờng do khả năng giữ n−ớc và đất của cây trồng kém vì vậy trong công tác khuyến nông cần thiết phải vận động nhân dân từng b−ớc chuyển sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế và môi tr−ờng tốt hơn nh− cây khoai tàu, ngô Bioseed...

Bảng 4.14: Hiệu quả kinh tế LUT chuyên lúa n−ơng

Đơn vị tính: 1000đ/ha/năm

Chỉ tiêu BQ chung Ngọc Phái Bình trung Nam C−ờng

1. Giá trị sản xuất (GO) 3.427,0 3.496,0 3.450,0 3.335,0 2. Chi phí trung gian (IE) 1.106,3 1.124,5 1.109,0 1.085,5 3. Giá trị gia tăng (VA) 2.320,7 2.371,5 2.341,0 2.249,5 4. Thu nhập hỗn hợp (NVA) 2.225,7 2.271,5 2.246,0 2.159,5

GO/IE (lần) 3,1 3,1 3,1 3,1

VA/IE (lần) 2,1 2,1 2,1 2,1

NVA/IE (lần) 2,0 2,0 2,0 2,0

GO/1 công lao động 21,4 21,9 21,6 20,8

VA/ 1 công lao động 14,5 14,8 14,6 14,1

NVA/1 công lao động 13,9 14,2 14,0 13,5

(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra) + LUT chuyên màu: chiếm 85% diện tích đất n−ơng rẫy, kiểu sử dụng đất

trên LUT này là sản xuất 1 vụ màu với các giống cây trồng phổ biến là ngô Bioseed, ngô địa ph−ơng, lạc, đỗ t−ơng. Qua bảng 4.15 cho thấy: GO bình quân đạt đ−ợc ở 3 điểm là 3.994,2 nghìn đồng, lần l−ợt cho các xã Ngọc Phái, Bình Trung và Nam C−ờng là 4.082,5; 4.112,8; 3.787,2 nghìn đồng và chỉ tiêu NVA của 3 điểm trên lần l−ợt chỉ đạt 2.624,5; 2.651,0; 2.398,7 nghìn đồng. Nhìn chung LUT này hiệu quả đạt đ−ợc thấp, tuy nhiên nó rất phổ biến trên địa bàn

ĐCĐC huyện Chợ Đồn và đ−ợc xem là một trong những LUT sản xuất chính. Vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng đất của LUT này, cần có các nghiên cứu sâu và cụ thể hơn trên cơ sở kết hợp chặt chẽ với các chính sách hỗ trợ của nhà n−ớc.

Bảng 4.15: Hiệu quả kinh tế LUT chuyên màu trên đất n−ơng rẫy

Đơn vị tính: 1000đ/ha/năm

Chỉ tiêu BQ chung Ngọc Phái Bình trung Nam C−ờng

1. Giá trị sản xuất (GO) 3.994,2 4.082,5 4.112,8 3.787,2 2. Chi phí trung gian (IE) 1.341,1 1.358,0 1.366,8 1.298,5 3. Giá trị gia tăng (VA) 2.653,1 2.724,5 2.746,0 2.488,7 4. Thu nhập hỗn hợp (NVA) 2.558,1 2.624,5 2.651,0 2.398,7

GO/IE (lần) 3,0 3,0 3,0 2,9

VA/IE (lần) 2,0 2,0 2,0 1,9

NVA/IE (lần) 1,9 1,9 1,9 1,8

GO/1 công lao động 25,0 25,5 25,7 23,7

VA/ 1 công lao động 16,6 17,0 17,2 15,6

NVA/1 công lao động 16,0 16,4 16,6 15,0

(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại: Các LUT trên đất n−ơng rẫy đã và đang là nguồn thu nhập nhất định cho ng−ời dân nơi đây. Tuy vậy cơ cấu cây trồng, các công thức luân canh còn đơn điệu, chủ yếu là giống địa ph−ơng năng suất thấp, đầu t− hạn chế. Do vậy, trong thời gian tới cần thử nghiệm một số giống mới có năng suất cao, phù hợp với điều kiện sản xuất và tập quán canh tác của vùng, từng b−ớc nâng cao hiệu quả sử dụng đất và ổn định đời sóng cho nhân dân .

Hiệu quả kinh tế của từng loại cây trồng trên đất n−ơng rẫy thể hiện tại phụ lục số 6.

c. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất v−ờn đồi/v−ờn rừng.

Trên đất đồi, các hộ th−ờng phát triển tổng hợp các loại cây ngắn ngày và cây dài ngày nhằm đảm bảo l−ơng thực, thực phẩm và cung cấp l−ợng tiền mặt cho nhu cầu đời sống, sản xuất của nông hộ. Trên đất v−ờn đồi tại địa bàn ĐCĐC hiện nay đang tồn tại 2 LUT chính, đó là:

+ LUT cây ăn quả: cây mơ, cây vải vẫn đem lại hiệu quả kinh tế, tuy

nhiên các loại cây này phát triển rất nhỏ lẻ và manh mún. Đối với cây mơ do không có thị tr−ờng đầu ra nên diện tích mơ hiện nay đã giảm đáng kể, hiện nay giống mơ lai vẫn còn tồn tại với diện tích nhỏ. Trong thời gian tới, ngoài việc phát triển cây vải cần có các chính sách khuyến khích nhân dân trồng thêm các loại cây ăn quả khác đang đ−ợc quan tâm tại huyện Chợ Đồn nh− cam, quýt, hồng không hạt. Số liệu tổng hợp tại 4.16 cho thấy: giá trị sản xuất bình quân đạt đ−ợc ở cả 3 điểm nghiên cứu khá cao: 16.615,0 nghìn đồng, trong đó xã Ngọc Phái chỉ tiêu này đạt mức cao nhất 17.460,0 nghìn đồng; thấp nhất là xã Nam C−ờng 16.110,0 nghìn đồng. NVA bình quân 3 xã là 9.952,1 nghìn đồng, NVA bình quân/công đạt 39,8 nghìn đồng.

Bảng 4.16: Hiệu quả kinh tế LUT cây ăn quả

Đơn vị tính: 1000đ/ha/năm

Chỉ tiêu BQ chung Ngọc Phái Bình trung Nam C−ờng

1. Giá trị sản xuất (GO) 16.615,0 17.460,0 16.275,0 16.110,0 2. Chi phí trung gian (IE) 6.462,9 6.500,5 6.458,2 6.430,0 3. Giá trị gia tăng (VA) 10.152,1 10.959,5 9.816,8 9.680,0 4. Thu nhập hỗn hợp (NVA) 9.952,1 10.759,5 9.616,8 9.480,0

GO/IE (lần) 2,6 2,7 2,5 2,5

VA/IE (lần) 1,6 1,7 1,5 1,5

NVA/IE (lần) 1,5 1,7 1,5 1,5

GO/1 công lao động 66,5 69,8 65,1 64,4

VA/ 1 công lao động 40,6 43,8 39,3 38,7

NVA/1 công lao động 39,8 43,0 38,5 37,9

(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra)

Có thể nói đây là LUT có nhiều triển vọng cần đ−ợc quan tâm phát triển trong thời gian tới. Tuy nhiên đi cùng với việc phát triển đa dạng hoá các loại cây ăn quả thì khâu thị tr−ờng và bảo quản nông sản sau thu hoạch là hết sức quan trọng. Đây là bài toán đặt ra cho địa bàn nghiên cứu nói riêng và huyện Chợ Đồn nói chung, tr−ớc mắt đó là việc hoàn tất hệ thống giao thông đến trung tâm các xóm để tăng c−ờng sự giao l−u và trao đổi hàng hoá cho các nông sản phẩm. + Đối với LUT v−ờn tạp: với kiểu sử dụng đất 1 vụ có nhiều loại cây

trồng: lúa/ngô/sắn/khoai, LUT này khá phổ biến trên địa bàn ĐCĐC, do thói quen và tập quán canh tác của đồng bào Dao nơi đây. Nhìn chung đây là LUT cho hiệu quả thấp nhất trong các LUT sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu. Số liệu bảng 4.17 cho thấy, giá trị NVA trung bình chỉ đạt 1.883,3 nghìn đồng, bình quân NVA/công đạt 12,6 nghìn đồng. Một nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này đó là đất v−ờn có độ dốc lớn, cây trồng manh mún với các giống địa ph−ơng là chính, hơn nữa mức độ đầu t− cho các cây trồng trên LUT này rất thấp, bình quân IC ở cả 3 xã chỉ có 1.716,7 nghìn đồng/ha/năm. Để đẩy mạnh phát triển sản xuất đối với LUT này cần nghiên cứu chú ý đến chủng loại giống, cơ cấu phù hợp trên quan điểm phát triển cây l−ơng thực chủ yếu vẫn là h−ớng đi tr−ớc mắt và lâu dài đối với sản xuất trên v−ờn đồi.

Bảng 4.17: Hiệu quả kinh tế LUT v−ờn tạp

Đơn vị tính: 1000đ/ha/năm

Chỉ tiêu BQ chung Ngọc Phái Bình trung Nam C−ờng

1. Giá trị sản xuất (GO) 3.750,0 3.800,0 3.950,0 3.500,0 2. Chi phí trung gian (IE) 1.716,7 1.802,0 1.728,0, 1.620,0 3. Giá trị gia tăng (VA) 2.033,3 1.998,0 2.222,0 1.880,0 4. Thu nhập hỗn hợp (NVA) 1.883,3 1.848,0 2,072,0 1.730,0

GO/IE (lần) 2,2 2,1 2,3 2,2

VA/IE (lần) 1,2 1,1 1,3 1,2

NVA/IE (lần) 1,1 1,0 1,2 1,1

GO/1 công lao động 25,0 25,3 26,3 23,3

VA/ 1 công lao động 13,6 13,3 14,8 12,5

NVA/1 công lao động 12,6 12,3 13,8 11,5

(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3.2.4. Hiệu quả kinh tế loại hình sử dụng đất lâm nghiệp

Trong những năm tr−ớc đây, đất lâm nghiệp đ−ợc coi là nguồn lợi tự nhiên quý giá cung cấp lâm sản cho đời sống của ng−ời dân nơi đây. Tuy nhiên, trải qua nhiều năm khai thác, sử dụng không có kế hoạch làm cho diện tích rừng tự nhiên bị tàn phá nghiêm trọng, những loại cây lâm sản quý dần bị tuyệt chủng, tỷ lệ che phủ rừng giảm nghiêm trọng và kèm theo là bão lũ và xói mòn rửa trôi đất. Hiện nay với sự giúp đỡ của các ch−ơng trình dự án trong và ngoài n−ớc: ch−ơng trình 327; dự án PAM; dự án 661, Đức và đặc biệt là ch−ơng trình ĐCĐC đã có một tỷ lệ lớn nông hộ tham gia vào hoạt động trồng rừng mới, khoanh nuôi tái sinh và khoanh nuôi bảo vệ rừng.

Để xác định rõ hiệu quả một ha rừng đem lại cho nông hộ ở 3 điểm nghiên cứu, chúng tôi đã thu thập số liệu và tính toán qua bảng 4.18. Qua bảng cho thấy: • Các hộ nông dân đều tiến hành 2 hoạt động trồng rừng và khoanh nuôi rừng. Hoạt động trồng rừng mới tập trung vào phát triển các loại cây mỡ, bồ đề, keo, thông qua sự hỗ trợ của các ch−ơng trình 327, 661 và ĐCĐC. Hoạt động khoanh nuôi tái sinh chủ yếu tập trung vào những nơi rừng đã nghèo kiệt hoặc đang bị khai thác bừa bãi (xã Bình Trung và Nam C−ờng) nhằm phát triển những loại cây quý hiện còn, bổ sung những loài cây mới tăng độ che phủ của rừng.

• ở cả 3 xã, nhìn chung hiệu quả 1 ha rừng trồng đem lại cao hơn so với rừng khoanh nuôi. ở xã Ngọc Phái 1 ha rừng trồng đem lại GO là 4.457 nghìn đồng trong khi đó 1 ha rừng khoanh nuôi chỉ đem lại chỉ tiêu t−ơng ứng là 3.517 nghìn đồng. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng trên là do cơ cấu cây trồng ở

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp sau chương trình định canh định cư của đồng bào dao huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn (Trang 77 - 89)