Mô tả các loại hình sử dụng đất của dân tộc Dao ĐCĐC trên địa bàn 12 xã.

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp sau chương trình định canh định cư của đồng bào dao huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn (Trang 68)

4. Kết quả nghiên cứu

4.2.3. Mô tả các loại hình sử dụng đất của dân tộc Dao ĐCĐC trên địa bàn 12 xã.

Những năm qua nông nghiệp nông thôn huyện Chợ Đồn nói chung và của dân tộc vùng ĐCĐC nói riêng đã có những chuyển biến tích cực và đã đạt đ−ợc một số thành công nhất định. Đặc biệt là việc đ−a giống lúa lai phù hợp với điều kiện thời tiết và đất đai của địa ph−ơng vào sản xuất đ−ợc bà con h−ởng ứng và đang từng b−ớc đ−ợc nhân rộng. Đây cũng chính là b−ớc đột phá, phá thế độc canh cây trồng để từng b−ớc đ−a sản xuất nông nghiệp của địa ph−ơng từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá theo h−ớng chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với lợi thế so sánh của từng vùng, thâm canh tăng vụ, tăng thu nhập cho

ng−ời dân, đảm bảo an ninh l−ơng thực, từng b−ớc xoá đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống cho đồng bào các dân tộc.

Bảng 4.8: Các loại hình sử dụng đất nông lâm nghiệp chính của ng−ời Dao trên địa bàn 12 xã năm 2004

Loại đất Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất

* Đất 2 lúa 1. Lúa xuân - Lúa mùa * Đất lúa - màu 2. Ngô xuân - lúa mùa * Đất 1 lúa 3. Bỏ hoá - Lúa mùa

1. Đất ruộng

* Đất chuyên màu 4. Lạc/đỗ t−ơng/ ngô/khoai tàu * N−ơng chuyên lúa 5. Bỏ hoá - Lúa n−ơng

2. Đất n−ơng rẫy

* N−ơng chuyên màu 6. Ngô/lạc/đậu/khoai tàu

* Cây ăn quả Mơ, vải

3. Đất v−ờn đồi * V−ờn tạp, cây l−ơng thực Cây l−ơng thực/cây ĂQ/rau Ngô địa ph−ơng/sắn/lúa cạn * Rừng trồng Mỡ, Trám, bạch đàn, bồ đề...

4. Đất lâm nghiệp

* Rừng TN Đinh, Lim, sến, ...

(Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi tr−ờng, phòng NN & PTNT, tổng hợp)

Căn cứ vào thực tiễn quỹ đất và cơ cấu đất đai tại địa bàn, chúng tôi đi vào xem xét các loại hình sử dụng đất trên 4 loại: đất ruộng, đất n−ơng rẫy, đất v−ờn đồi/v−ờn rừng và đất rừng.

Đất ruộng: kể từ khi đồng bào Dao hạ sơn ĐCĐC ổn định và biết canh

tác lúa n−ớc thì đất ruộng đối với họ là quan trọng nhất, nó góp phần đáp ứng nhu cầu l−ơng thực cho ng−ời dân. Nhìn chung đất ruộng của các hộ chiếm tỷ lệ nhỏ, chủ yếu là đất hạng 6, dùng để canh tác một vụ là chính và một số ít canh tác hai vụ. Đất đai t−ơng đối manh mún, số mảnh ruộng bình quân/ hộ nhiều nhất là từ 6 - 10 mảnh, ít nhất cũng là 2 mảnh. Điều này ảnh h−ởng không nhỏ đến việc đầu t− và đ−a tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

- Loại hình sử dụng (LUT) đất 2lúa: chiếm tỷ lệ nhỏ trong đất chuyên

trồng lúa, LUT đ−ợc trồng hầu hết ở những nơi có địa hình cao đảm bảo n−ớc t−ới cho đến các dạng địa hình vàn và vàn thấp có khả năng tiêu và thoát n−ớc.

Kiểu sử dụng đất: Lúa xuân - lúa mùa.

+ Lúa xuân: trồng một số giống lúa lai nh− CR203, Kim c−ơng, thời gian

sinh tr−ởng từ 130 - 150 ngày, năng suất bình quân đạt 36 - 44 tạ/ha.

+ Lúa mùa: sử dụng chủ yếu các giống: bao thai và lúa địa ph−ơng, năng

suất thấp đạt từ 28 - 36 tạ/ha.

- Loại hình sử dụng đất lúa - màu: với kiểu sử dụng đất chính là ngô xuân

- lúa mùa. Lúa mùa đ−ợc trồng t−ơng tự nh− loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa, còn cây ngô sử dụng các giống chính là Bioseed, DK 888 và ngô địa ph−ơng.

- Loại hình sử dụng đất 1 vụ lúa: đây là loại hình sử dụng đất "truyền thống " và tồn tại lâu đời, canh tác hoàn toàn phụ thuộc vào n−ớc trời. Mặc dù

LUT này kém hiệu quả nhất nh−ng với đặc thù điều kiện địa hình, đất đai, tập quán sản xuất nên rất khó lựa chọn các LUT khác để thay thế.

- Loại hình sử dụng đất chuyên màu: đ−ợc trồng trên các vùng đất bãi bồi

hàng năm ven sông suối với kiểu sử dụng: lạc/đỗ t−ơng/ ngô; ngô xuân - ngô đông, đ−ợc trồng trong thời gian đất không bị ngập ở tr−ớc và sau mùa m−a lũ. Các kiểu sử dụng đất này khá phổ biến tại các xã nh− Quảng Bạch, Xuân Lạc, Ph−ơng Viên...

• Đất n−ơng rẫy: nói đến miền núi là nói đến đất n−ơng rẫy. Canh tác trên

đất n−ơng rẫy chủ yếu là dựa vào nguồn lợi của tự nhiên bằng cách chặt cây đốt rừng làm n−ơng gieo ngô, lúa, lạc các loại. Thời gian canh tác trên n−ơng từ 3 - 4 vụ, sau đó bỏ hoá cho cây cối mọc lại để phục hồi độ phì của đất. Qua số liệu của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Đồn cho thấy, hiện nay diện tích đất canh tác trên n−ơng rẫy có khoảng 668,70 ha, chiếm 1,82% diện tích đất nông nghiệp. Trên đất n−ơng rẫy hiện nay đang tồn tại 2 loại hình sử dụng đất đó là:

+ Loại hình sử dụng đất lúa n−ơng: với kiểu sử dụng đất phổ biến bỏ hoá -

lúa n−ơng, cũng giống nh− LUT 1 lúa, loại hình sử dụng đất này mang lại hiệu quả kinh tế thấp, năng suất cây lúa n−ơng chỉ đạt từ 15 - 17 tạ/ha.

+ Loại hình sử dụng đất chuyên màu: với kiểu sử dụng đất chủ yếu là

lạc/đậu/ngô/sắn/khoai tàu. Nhìn chung hiệu quả sử dụng đạt đ−ợc ở LUT này cao hơn LUT lúa n−ơng, tuy nhiên do sử dụng chủ yếu là ph−ơng thức canh tác truyền thống nên vẫn chủ yếu là canh tác 1 vụ màu/năm, canh tác liên tục trong 3 - 4 năm và sau đó lại bỏ hoá.

Đất v−ờn đồi/v−ờn rừng: với địa hình t−ơng đối phức tạp, trên địa bàn

huyện Chợ Đồn nói chung và vùng ĐCĐC nói riêng, diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, diện tích đất đồi núi chiếm tỷ lệ lớn - thích hợp cho việc phát triển các loại cây trồng cạn khác. Qua điều tra tại các điểm nghiên cứu, có các loại hình sản xuất v−ờn đồi chủ yếu nh− sau:

+ Loại hình sử dụng đất cây ăn quả: chủ yếu là cây mơ và vải, các loại cây này đ−ợc trồng với quy mô nhỏ, không có các v−ờn cây ăn quả với quy môn lớn. Loại hình này phát triển chủ yếu là ở vùng trung tâm và vùng phía nam của huyện, đem lại hiệu quả kinh tế khá tuy nhiên sản xuất còn manh mún, thị tr−ờng tiêu thụ bấp bênh. Tuy nhiên cần phải khẳng định đây là mô hình tốt, là giải pháp quan trọng để cải thiện nâng cao đời sống của ng−ời dân, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi tr−ờng sinh thái.

+ Loại hình sử dụng đất v−ờn tạp: t−ơng đối phổ biến trong đời sống sản

xuất của nông hộ vùng nghiên cứu. Hệ thống cây trồng trong loại hình sản xuất này rất đa dạng, bao gồm cây ăn quả, cây l−ơng thực, cây màu, cây sản phẩm hàng hoá ít. Các hộ sản xuất theo mô hình này chủ yếu phục vụ cho bản thân nông hộ, phần dôi ra dùng để phát triển chăn nuôi, tỷ lệ sản phẩm hàng hoá nhỏ. Giống cây trồng sử dụng chủ yếu là các giống địa ph−ơng, đầu t− thâm canh thấp, lấy công làm lãi là chính, chỉ trồng một vụ trên năm nên sản xuất bấp bênh, hiệu quả kinh tế và môi tr−ờng thấp.

• Đất lâm nghiệp: nhìn chung hầu hết các hộ dân trong địa bàn nghiên cứu đều đ−ợc quản lý và sử dụng đất rừng. Hiện nay, diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh đ−ợc trồng bổ sung một số loài cây quý nh− lát, hồi, trám. Diện tích rừng trồng tiến hành trên diện tích đất có khả năng lâm nghiệp hoặc diện tích rừng bị tàn phá không còn khả năng tái sinh, gồm các loại cây keo, mỡ, bồ đề.

4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở 3 x∙ điều tra 4.3.1. Đặc điểm chung 3 xã điều tra

4.3.1.1. Đặc điểm chung

* Xã Ngọc Phái

Là xã thuộc vùng trung tâm có tổng diện tích tự nhiên 3.950,0 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 2.060,12 ha, nằm cách trung tâm thị trấn Bằng Lũng 10 km về phía Nam. So với các xã trong huyện, Ngọc Phái có vị trí địa lý thuận tiện, giao thông khá phát triển. Tính đến hết năm 2004 trên địa bàn xã có 116 hộ và 485 khẩu ng−ời Dao ĐCĐC ở 4 bản, chiếm 21,39% số nhân khẩu toàn xã. Ng−ời Dao đến huyện xã Ngọc Phái bắt đầu từ những năm 1969, chủ yếu là dân di c− từ các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang đến địa bàn xã sinh sống. Đầu tiên khi đến xã, họ sống ở trên những đỉnh núi cao, hiểm trở, nơi đó có nhiều rừng già có thể phát rừng làm n−ơng rẫy, có đủ nguồn n−ớc đáp ứng cho họ về nhu cầu ăn ở sinh hoạt trong một thời gian ngắn.

Sau khi ch−ơng trình ĐCĐC đ−ợc triển khai, UBND huyện đã chỉ đạo xã Ngọc Phái dành một quỹ đất để đ−a đồng bào Dao hạ sơn xuống sinh sống với ph−ơng châm là tạo cho bà con cuộc sống ổn định, lâu dài, có đủ đất đai để ở và canh tác. Vì vậy năm 1976 UBND xã đã giao đất cho các hộ ng−ời Dao tại khu vực Bản Cuôn1, Bản Cuôn 2 và một số vị trí khác, quỹ đất này tr−ớc kia do ng−ời Tày sử dụng và một số diện tích đất rừng và đất ch−a sử dụng khác do UBND xã quản lý.

* Xã Bình Trung

Thuộc vùng núi thấp, nằm cách trung tâm huyện 35 km về phía Bắc, có địa hình bị chia cắt phức tạp gồm nhiều dãy núi nối tiếp nhau, đan xen với những quả đồi thấp, những dải ruộng bậc thang. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 7.128,00 ha, trong đó đất nông nghiệp có 3.605,23 ha; diện tích nhóm đất nông nghiệp là 3705,23 ha. Toàn xã có 13 thôn, 697 hộ với 3193 nhân khẩu và 683 hộ. Trong đó số hộ ng−ời Dao ĐCĐC là 103 hộ và 607 khẩu, chiếm 19,01%. Tỷ lệ tăng dân số là 1,41%.

Đồng bào Dao đến xã Bình Trung từ nhiều địa ph−ơng khác nhau: Lạng Sơn, Thái Nguyên, huyện Chợ Mới, huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn). Cuộc sống của ng−ời Dao nơi đây hoàn toàn dựa vào sản xuất nông nghiệp, trong khi địa hình phức tạp, cơ sở hạ tầng thiếu và yếu đã ảnh h−ởng ít nhiều tới đời sống của bà con các dân tộc xã Bình Trung.

Thực hiện chủ tr−ơng ổn định đời sống cho đồng bào còn DCDC, năm 1980 UBND xã Bình Trung đã dành quỹ đất tại các khu vực Khuổi Đẩy, bản Pèo và bản M−ơng phục vụ việc ĐCĐC cho đồng bào Dao. Qua hơn 20 năm sinh sống ổn định, đến nay đất đai của các khu vực này đã đ−ợc nhân dân sử dụng và quản lý khá tốt, nhiều loại cây trồng đã đ−ợc đ−a vào sử dụng, các giống lúa và ngô mới đã đ−ợc nhân dân trồng từ những năm 1993 trở lại đây.

* Xã Nam C−ờng

Nằm cách trung tâm thị trấn Bằng Lũng 30km về phía Nam với tổng diện tích tự nhiên là 3.000 ha, trong đó nhóm đất nông nghiệp có 1980,06 ha. Tính đến hết tháng 12 năm 2004, toàn xã có 2931 khẩu và 576 hộ, trong đó số hộ ng−ời Dao ĐCĐC là 81 hộ với 482 khẩu, chiếm 16,44% tổng số khẩu toàn xã.

Là một xã thuộc vùng cao đặc biệt khó khăn, đất đai chủ yếu là núi cao và núi đá, giao thông đi lại hết sức khó khăn đã làm cho nền kinh tế của xã nói chung và các bản ĐCĐC nói riêng phát triển rất chậm.

Năm 1980 xã Nam C−ờng làm thủ tục nhập khẩu cho hơn 200 ng−ời Dao di c− từ Cao Bằng xuống c− trú trên địa bàn xã. Chính sách của UBND xã lúc bấy

giờ là cung cấp đủ đất cho đồng bào ở và canh tác, chính vì vậy quỹ đất dành cho ĐCĐC tại địa ph−ơng này chủ yếu là đất khai phá, đất rừng và đất ch−a sử dụng.

Số liệu tại bảng 4.9 cho thấy, xã Bình Trung có số dân đông nhất với 3193 khẩu, số khẩu là ng−ời Dao ĐCĐC là 607 khẩu, thấp nhất là xã Ngọc Phái với 2267 khẩu, trong đó có 485 khẩu ng−ời Dao.

Bảng 4.9: Hiện trạng dân số 3 xã năm 2004

Chỉ tiêu Đơn vị tính Ngọc Phái Bình Trung Nam C−ờng

1. Tổng số khẩu ng−ời 2267 3193 2931

Chia ra:

- Ng−ời Tày ng−ời 1507 2267 2198

- Ng−ời Dao ng−ời 485 607 482

- Ng−ời Kinh ng−ời 177 255 152

- Ng−ời Khác ng−ời 98 64 99

2. Tổng số hộ hộ 486 683 576

Trong đó: hộ ng−ời Dao hộ 116 103 81

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Chợ Đồn)

4.3.1.2. Diện tích đất nông hộ sử dụng tại điểm điều tra

Tình hình sử dụng đất tại điểm điều tra thể hiện qua bảng 4.10. Số liệu ở bảng cho thấy: tổng diện tích đất bình quân/ hộ ở địa bàn xã Bình Trung là lớn nhất với 2,23 ha/hộ, nhỏ nhất là xã Ngọc Phái với 1,52 ha/hộ. Trong diện tích đất của nông hộ chủ yếu là đất lâm nghiệp chiếm từ 70,32 đến 74,57% diện tích của các hộ. Đất ruộng bình quân ở vùng ĐCĐC xã Ngọc Phái là 0,09 ha/hộ trong khi đó ở vùng ĐCĐC xã Nam C−ờng là 0,08 ha/hộ. Các loại đất khác có bình quân trên hộ là không lớn, trong đó đáng quan tâm đến diện tích đất ch−a sử dụng với bình quân ở 3 vùng thuộc 3 xã Ngọc Phái, Bình Trung và Nam C−ờng lần l−ợt là: 0,10; 0,16 và 0,16 ha/hộ.

Tóm lại: nhìn chung quỹ đất của các hộ ng−ời Dao vùng ĐCĐC còn thấp, chủ yếu là diện tích đất lâm nghiệp, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít trong đó chủ yếu là đất n−ơng dốc. Vì vậy việc phát huy tổng hợp việc sử dụng các loại

đất nhằm mục đích tr−ớc tiên là đảm bảo an toàn l−ợng thực là vấn đề cần đ−ợc quan tâm.

Bảng 4.10. Diện tích đất đai tại các điểm điều tra

Ngọc Phái Bình Trung Nam C−ờng Chỉ tiêu

DT (ha) TL (%) DT (ha) TL (%) DT (ha) TL (%)

Diện tích tự nhiên 144,28 100,00 196,46 100,00 165,10 100,00 1- Đất ruộng 8,58 5,95 9,01 4,59 6,28 3,80 2- Đất n−ơng rẫy 13,92 9,65 15,98 8,13 13,12 7,95 3- Đất v−ờn đồi 6,88 4,77 9,65 4,91 6,78 4,11 4- Đất rừng 101,46 70,32 144,00 73,30 123,12 74,57 5- Đất ở 3,8 2,63 3,52 1,79 3,24 1,96 6- Đất ch−a SD 9,64 6,68 14,3 7,28 12,56 7,61 QB tổng DT/hộ 1,52 2,23 2,04 BQ đất ruộng/hộ 0,09 0,10 0,08 BQ đất NR/hộ 0,15 0,18 0,16 BQ đất v−ờn/hộ 0,07 0,11 0,08 BQ/rừng/hộ 1,07 1,64 1,52 BQ đất ở/hộ 0,04 0,04 0,04 BQ đất ch−a SD/hộ 0,10 0,16 0,16

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

4.3.2. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất

a, Hiệu quả kinh tế các LUT trên đất ruộng

Thực tế điều tra các nông hộ ở từng vùng trên địa bàn nghiên cứu cho thấy, mỗi vùng, các nông hộ đều gieo trồng một số loại cây khác nhau nhằm tận dụng điều kiện quỹ đất hiện có. Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế của các LUT trên đất ruộng ở các điểm nghiên cứu nh− sau:

+ Đối với LUT 2 lúa: Số liệu bảng 4.11 cho thấy: chỉ tiêu GO bình quân 3 xã là 14.532,3 nghìn đồng, bình quân GO/công đạt 42,3 nghìn đồng; các chỉ tiêu khác: thu nhập hỗn hợp (NVA) trên một ha gieo trồng của xã Ngọc Phái là cao nhất với mức 9.209,8 nghìn đồng, bình quân NVA/lao động đạt 26,4 nghìn

đồng/ha/năm, hiệu quả đồng vốn đạt 1,56 lần, trong khi đó cũng với các chỉ tiêu đó thì xã Nam C−ờng chỉ đạt 8.395,2 nghìn và 24,7 nghìn đồng/ha/năm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do địa hình của xã Nam C−ờng không chủ động t−ới tiêu hơn nữa giống lúa tại địa bàn đang sử dụng chủ yếu là các giống địa ph−ơng có năng suất thấp. LUT này cho hiệu quả kinh tế khá cao, đ−ợc đa số ng−ời dân chấp nhận vì đòi hỏi chi phí vật chất cho LUT không cao, ít khi bị thất thu hoàn toàn cả khi có những biến động về điều kiện thời tiết. Đây là một trong những LUT quan trọng góp phần đảm bảo ổn định nhu cầu l−ơng thực cho gia đình.

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp sau chương trình định canh định cư của đồng bào dao huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)