Các chính sách hỗ trợ sau đầu t−

Một phần của tài liệu [Luận văn]liên kết kinh tế thông qua hợp đồng giữa người sản xuất mía nguyên liệu và công ty mía đường hoà binh (Trang 78 - 80)

- Những khó khăn

4.2.3.3. Các chính sách hỗ trợ sau đầu t−

- Các chủ hợp đồng trồng mía từ 2ha trở lên, có số hộ tham gia trồng mía trong hợp đồng từ 15 hộ có ký hợp đồng về quản lý bảo vệ vùng nguyên liệu, đồng thời phối hợp điều hành thu mua mía về nhà máy đ−ợc Công ty trả một khoản thù lao căn cứ vào kết quả công tác quản lý và sản l−ợng mía bán về nhà máy (không tính mía giống) theo mức: 1.000 đồng/tấn.

- Các xã (thị trấn) có diện tích trồng mía nguyên liệu, ký hợp đồng về quản lý bảo vệ vùng nguyên liệu, đồng thời phối hợp điều hành thu mua mía về nhà máy đ−ợc Công ty trả một khoản thù lao căn cứ vào sản l−ợng mía bán về nhà máy (không tính mía giống) theo mức: 1.000 đồng/tấn.

Ngoài các khoản đầu t− nh− đã nêu trên Công ty khuyến khích các hộ trồng mía vay để đầu t− các công trình t−ới mía, mua máy cày, mua ôtô để tự vận chuyển mía về nhà máy… mức vay cụ thể cho từng dự án sẽ đ−ợc Công ty xem xét hỗ trợ.

Xuất phát từ đặc điểm kinh tế xã hội của vùng nguyên liệu mía là phần lớn ng−ời dân có thu nhập thấp, nguồn thu chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề phi nông nghiệp ch−a phát triển, nguồn vốn tích luỹ cho sản xuất hầu nh− không có… Cây mía nguyên liệu đ−ợc các hộ nông dân trồng với sự giúp đỡ hoàn toàn về giống, phân bón, chăm sóc… của CTMĐHB.

Với diện tích mía nguyên liệu trồng mới, Công ty đầu t− 7 - 8 triệu đồng/ha diện tích trồng mới, 4 - 5 triệu đồng/ha với diện tích mía gốc vụ 1, 2. Còn với mía giống mức đầu t− cao hơn: 11 - 12 triệu đồng/ha diện tích trồng mới, 7 - 8 triệu đồng/ha với diện tích gốc vụ 1, 2.

Mức đầu t− cho cây mía t−ơng đối cao so với một số cây trồng khác và so với thu nhập của ng−ời nông dân nói chung cũng nh− vùng mía nguyên liệu của CTMĐHB nói riêng. Các khoản đầu t− ứng tr−ớc này là thực sự cần thiết với ng−ời trồng mía ở đây. Hình thức đầu t− ứng tr−ớc cho ng−ời nông dân đã tạo động lực khuyến khích ng−ời nông dân trồng cây mía thay cho các cây trồng khác, tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa ng−ời trồng mía với CTMĐHB.

Các khoản đầu t− ứng tr−ớc của CTMĐHB cho hộ nông dân trong những năm gần đây đ−ợc thể hiện trên Biểu 09.

Biểu 09: Vốn đầu t− ứng tr−ớc cho vùng nguyên liệu

Vụ 2001 - 2002 Vụ 2002 - 2003 Vụ 2003 - 2004 TT Chỉ tiêu Số l−ợng (1.000đồng) Tỷ trọng (%) Số l−ợng (1.000đồng) Tỷ trọng (%) Số l−ợng (1.000đồng) Tỷ trọng (%) 1 Phân bón 8.423.000 69,96 6.120.000 67,72 7.023.650 75,20 2 Thuốc trừ sâu 527.124 4,38 321.563 3,56 302.750 3,24 3 Mía giống 1.023.675 8,50 815.320 9,02 705.612 7,55 4 Tiền làm đất 311.200 2,58 208.720 2,31 163.200 1,75 5 Công chăm sóc 1.754.000 14,57 1.572.000 17,39 1.145.000 12,26 Tổng vốn đầu t 12.038.999 100,00 9.037.603 100,00 9.340.212 100,00

(Nguồn: Xí nghiệp nguyên liệu - CTMĐHB)

Qua Biểu 09 ta thấy, trong cơ cấu đầu t− ứng tr−ớc cho ng−ời trồng mía, khoản đầu t− bằng tiền mặt là tiền công chăm sóc mía chiếm khoảng 1/5 trong tổng số vốn đầu t− còn lại đều bằng hiện vật nh− mía giống, phân bón, thuốc trừ sâu. Đây là cơ cấu đầu t− phù hợp với đời sống còn nhiều khó khăn của các hộ nông dân trong vùng nguyên liệu của Công ty, hộ nông dân vừa có vật t− để sản xuất vừa có một khoản kinh phí nhỏ để trang trải cho cuộc sống hàng ngày.

có nơi không kịp thời, Công ty ch−a thật sự chú trọng đến đầu t− thâm canh mía gốc mà chủ yếu quan tâm đến diện tích trồng mới. Còn về phía các hộ nhận đầu t−, một số hộ đã thực sự đầu t− thâm canh cho cây mía theo quy định và những hộ này năng suất mía thu đ−ợc th−ờng cao. Nh−ng phần lớn các hộ chỉ đầu t− một phần khoản ứng tr−ớc của Công ty cho cây mía do điều kiện đời sống còn nhiều khó khăn hoặc do Công ty đầu t− không kịp thời vụ. Một số hộ khác nhận đầu t− nh−ng lại không dùng đầu t− cho cây mía mà đem bán để phục vụ cho nhu cầu tr−ớc mắt của đời sống, vì vậy kết quả sản xuất không cao, những hộ này có số nợ Công ty ngày càng cao. Mặc dù ở mỗi vùng nguyên liệu Công ty đều có những trạm nguyên liệu làm nhiệm vụ h−ớng dẫn cũng nh− kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất nh−ng do số hộ quá đông nên các trạm nguyên liệu cũng không thể kiểm soát hết.

Để các hộ nông dân sử dụng những khoản đầu t− của mình đúng mục đích thì CTMĐHB cần phải có những biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn nữa.

4.2.4. Phơng thức thu mua mía và thanh toán tiền mía nguyên

liệu cho hộ nông dân của CTMĐHB

Một phần của tài liệu [Luận văn]liên kết kinh tế thông qua hợp đồng giữa người sản xuất mía nguyên liệu và công ty mía đường hoà binh (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)