xuất nguyên liệu
Trong nền nông nghiệp hàng hoá ứng với trình độ phân công chuyên môn hoá cao, mối quan hệ giữa quá trình sản xuất với quá trình chế biến và tiêu thụ sản phẩm trở thành quan hệ hợp tác, liên kết giữa các ngành nông nghiệp - công nghiệp chế biến và dịch vụ. Về mặt xã hội, đây là mối quan hệ giữa những lao động nông nghiệp (nông dân) với công nghiệp (công nhân), các nhà khoa học - trí thức và lao động dịch vụ phục vụ cho toàn bộ quá trình tái sản xuất (tr−ớc hết đó là dịch vụ tín dụng, ngân hàng…)
Tính ổn định của mối quan hệ ng−ời sản xuất nguyên liệu - doanh nghiệp chế biến ảnh h−ởng trực tiếp đến mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của cả ng−ời sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Hơn nữa, nó có thể gây nên sự biến động cơ cấu sản xuất và lao động của từng vùng nông thôn chuyên sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Và nó không chỉ ảnh h−ởng xấu ở lĩnh vực kinh tế mà nó ảnh h−ởng cả ở mặt xã hội. Điều này nói lên tầm quan trọng của việc giải quyết, lựa chọn các hình thức liên kết và hợp tác giữa nông nghiệp và công nghiệp.
Ng−ời sản xuất nông nghiệp bán nông sản cho doanh nghiệp chế biến thông qua hợp đồng kinh tế giữa hai bên (ng−ời mua và ng−ời bán). Trong nội dung hợp đồng có sự cam kết bảo đảm thị tr−ờng nông sản cho ng−ời bán về giá cả, thời hạn, ph−ơng thức thu mua, thanh toán, số l−ợng, chất l−ợng nông sản bán cho cơ sở chế biến, về trách nhiệm của cơ sở chế biến đối với các khoản vốn vật
t− ứng tr−ớc cũng nh− trách nhiệm giúp đỡ về kỹ thuật, về mức độ chia sẻ rủi ro giữa hai bên…
Đây là hình thức liên kết, hợp tác trực tiếp. Quan hệ giữa ng−ời sản xuất nông nghiệp và cơ sở công nghiệp chế biến bị ràng buộc bởi hợp đồng kinh tế thoả thuận giữa hai bên.
Hình thức này rất phổ biến trên thế giới, đối với những nông sản đòi hỏi sự kiểm soát nghiêm ngặt về cung cấp nguyên liệu, quá trình sản xuất cần nhiều lao động, nông sản phải có chất l−ợng cao.
Quan hệ liên kết, hợp tác trên cơ sở hợp đồng đ−ợc thực hiện d−ới hai hình thức [3 - 36].
Hình thức thứ nhất: hợp đồng trên cơ sở cá nhân.
Đây là quan hệ hợp tác trực tiếp giữa những ng−ời sản xuất nông nghiệp với doanh nghiệp chế biến. Quan hệ này đ−ợc thực hiện thông qua hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp chế biến với từng chủ thể sản xuất nông nghiệp. Hình thức này đ−ợc thể hiện qua Sơ đồ 01.
Nông phẩm Từng chủ thể sản xuất nông nghiệp Cơ sở chế biến Hợp đồng Tiền, vật t−, kỹ thuật
Sơ đồ 01: Hợp đồng trên cơ sở cá nhân Hình thức này có nhiều hạn chế.
Một là, về nguyên tắc, phần lớn các doanh nghiệp chế biến không có đủ điều kiện ký đ−ợc hợp đồng với số l−ợng lớn với các nông hộ, trang trại có quy mô nhỏ trên cơ sở cá nhân. Bởi vì, theo cách này chi phí giao dịch rất cao (chi phí ký kết, giám sát và c−ỡng bức thi hành hợp đồng).
Hai là, đa số nông hộ quy mô nhỏ còn có hạn chế về số l−ợng nông phẩm, kiến thức đàm phán, điều kiện giao dịch… nên sẽ gặp khó khăn trong giao dịch ký kết trực tiếp với các doanh nghiệp chế biến.
Từ thực tế đó đã nảy sinh nhu cầu tất yếu của hình thức hợp đồng trên cơ sở nhóm.
Hình thức thứ hai: hợp đồng trên cơ sở nhóm.
Hợp đồng này đ−ợc thực hiện d−ới hai dạng chủ yếu sau:
Thứ nhất, liên kết, hợp tác thông qua tập đoàn nhà sản xuất nông nghiệp (Hiệp hội)
Hình thức hợp đồng trên cơ sở nhóm có thể khắc phục những hạn chế của quan hệ hợp tác, liên kết theo hợp đồng trên cơ sở cá nhân. Nhiều nông hộ, trang trại tổ chức thành từng nhóm với các hình thức “Tập đoàn những ng−ời sản xuất nông nghiệp”, hoặc các “Hợp tác xã”, “Hiệp hội các nhà sản xuất nông nghiệp”… Tuỳ thuộc các điều kiện cụ thể của từng quốc gia, từng ngành… mà quan hệ liên kết, hợp tác có những biểu hiện khác nhau.
Hiệp hội các nhà sản xuất nông nghiệp là cộng đồng các nhà sản xuất nông nghiệp (th−ờng giới hạn ở cùng một loại sản phẩm) có nhu cầu cùng nhau hội nhập quá trình sản xuất nông nghiệp của mình và yêu cầu của thị tr−ờng.
Nguyên tắc hình thành và hoạt động của hiệp hội cũng gần nh− các hợp tác xã. Các thành viên phải tuân thủ những quy định sau:
- Giới hạn tối thiểu về quy mô sản xuất.
- Tuân thủ ph−ơng pháp sản xuất đã quy định của hiệp hội nghĩa là buộc phải tuân theo các nguyên tắc giám sát quá trình sản xuất và chất l−ợng nông sản phẩm.
- Buộc phải tuân thủ hợp đồng bán sản phẩm của mình cho doanh nghiệp chế biến đã định.
- Các thành viên chỉ có quyền rút t− cách thành viên hiệp hội và hủy bỏ cam kết bán nông phẩm cho cơ sở chế biến sau khoảng thời gian quy định.
- Các thành viên phải đóng lệ phí cho hiệp hội theo mức quy định của hội đồng toàn thể các thành viên.
- Hoạt động của hiệp hội và công quản lý đ−ợc trả bằng lệ phí của các thành viên đóng góp.
- Hiệp hội có các nhiệm vụ: giúp đỡ, giám sát các thành viên trong sản xuất theo đúng số l−ợng và chất l−ợng đã định.
- Đại diện các thành viên giao dịch ký hợp đồng chung giữa hiệp hội với doanh nghiệp chế biến. Căn cứ vào hợp đồng chung từng thành viên phải cam kết bằng văn bản việc bán nông phẩm cho doanh nghiệp chế biến. Đại diện doanh nghiệp chế biến cùng ký tiếp vào bản cam kết này để bảo đảm rằng họ sẽ phải mua số l−ợng sản phẩm đó.
- Các thành viên (nông dân) sẽ đ−ợc doanh nghiệp chế biến chi trả trực tiếp th−ờng bao gồm phần ứng tr−ớc và phần còn lại.
Quan hệ hợp tác này đ−ợc biểu hiện theo Sơ đồ 02.
Nhà sản xuất nông nghiệp (nông dân) Cơ sở chế biến Hợp đồng chung Tiền Hiệp hội Nông phẩm Thực hiện t− cách thành viên Giúp đỡ, giám sát
Sơ đồ 02: Hợp tác thông qua các hiệp hội
Theo sơ đồ này, các nhà sản xuất nông nghiệp đồng thời có quan hệ trực tiếp với cơ sở chế biến và hiệp hội với t− cách là thành viên hiệp hội. Hợp đồng bán nông phẩm cho cơ sở chế biến đ−ợc bảo đảm và chịu sự giám sát của cơ sở chế biến và hiệp hội (hợp đồng có ba chữ ký: nông dân, đại diện hiệp hội và đại diện doanh nghiệp chế biến).
Khác với hình thức trên, thay cho hiệp hội quá trình liên kết, hợp tác đ−ợc thực hiện thông qua hợp tác xã dịch vụ làm trung gian. Hợp tác xã có nhiệm vụ thay mặt nông dân giao dịch ký kết hợp đồng và thanh toán nhận trả với doanh nghiệp chế biến, nông dân quan hệ gián tiếp với doanh nghiệp chế biến thông qua hợp tác xã.
Quan hệ hợp tác này đ−ợc thể hiện theo Sơ đồ 03.
Cơ sở chế biến
Nhà sản xuất nông nghiệp (nông dân)
H ợp đ ồn g Hợp tácx∙ - T iề n - C ác dị ch vụ kh ác H ợp đ ồn g N ôn g ph ẩm N ôn g ph ẩm T iề n , Vậ t t −
Sơ đồ 03: Hợp tác thông qua hợp tác xã dịch vụ