và ng−ời sản xuất nguyên liệu từ nông nghiệp của các n−ớc trên
thế giới
Liên kết giữa cơ sở chế biến và ng−ời sản xuất nguyên liệu có thể diễn ra ở nhiều ngành hàng nông nghiệp nh− lúa gạo, rau, củ cải đ−ờng, mía đ−ờng, chăn nuôi gà, chăn nuôi lợn…
Thực tế của các n−ớc trên thế giới cho thấy mô hình liên kết giữa cơ sở chế biến và ng−ời sản xuất nguyên liệu là mô hình đ−a lại lợi ích cho các bên tham gia đặc biệt là các hộ nông dân và mô hình này đã nhanh chóng lan rộng ở các n−ớc đang phát triển với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế: nhà n−ớc, t−
nhân, các tổ chức viện trợ nhân đạo…
Tại các n−ớc phát triển, mức độ ứng dụng công nghệ cao, cơ cấu nông trại và vai trò của Chính phủ tạo môi tr−ờng thuận lợi cho các hợp đồng sản xuất.
* Tại Mỹ
ở Mỹ, tỷ lệ lợn sản xuất theo hợp đồng liên kết giữa hộ, trang trại với các doanh nghiệp chế biến đã tăng từ 2% lên 18% trong giai đoạn từ 1980 đến 1990. Trong năm 1990, sản xuất trong hợp đồng chiếm tới 7% sản l−ợng thực phẩm và thức ăn gia súc, 12% sản l−ợng bông. Chăn nuôi gà và chế biến rau quả là những ngành hàng bắt đầu áp dụng hình thức sản xuất theo hợp đồng từ rất lâu. Hơn 90% số gà thịt, 80% rau chế biến, 98% củ cải đ−ờng, 80% giống cây… đ−ợc sản xuất theo hợp đồng [19 - 119]. Hầu nh− toàn bộ các ngành công nghiệp sản xuất nêu trên của Mỹ áp dụng hình thức sản xuất chặt chẽ giữa ng−ời nuôi trồng và công ty chế biến. Ngành thịt lợn Mỹ đang diễn ra xu h−ớng chuyển đổi với sự kết hợp giữa sản xuất và chế biến thông qua hợp đồng theo ngành dọc. Các nhà sản xuất thịt lợn lớn có điều kiện giảm chi phí cố định sẽ chiếm tỷ phần thị tr−ờng lớn hơn và ngày càng lớn mạnh. Trong những năm gần đây, Mỹ tăng mạnh xuất khẩu thịt lợn và trở thành n−ớc xuất khẩu thịt lợn lớn trên thế giới.
*Với các n−ớc phát triển ở Châu á, hình thức liên kết kinh tế theo hợp đồng chiếm tới 23% sản l−ợng gà sản xuất ở Hàn Quốc và 75% ở Nhật Bản vào năm 1989 [19 - 119]. Tại Đài Loan, các sản phẩm gồm đ−ờng, dứa, lạc tiên, nấm… sử dụng hợp đồng định giá, xác định mục tiêu sản xuất theo vụ hay năm. Ph−ơng thức hợp đồng này nhằm bảo hộ giá cho nông dân. Vào đầu vụ, các tổ chức nông dân (đại diện cho nông dân sản xuất) ký hợp đồng thống nhất giá mua cuối vụ với các hiệp hội (đại diện cho công ty chế biến). Chính phủ tham gia giám sát diện tích trồng và công nhận thoả thuận đó.
Kinh nghiệm từ các n−ớc đang phát triển có một số kết quả t−ơng tự. Mô hình sản xuất theo hợp đồng đã đóng vai trò quan trọng đ−a ấn Độ trở thành n−ớc sản xuất rau quả lớn thứ hai trên thế giới. Malaysia là n−ớc áp dụng hình
thức sản xuất theo hợp đồng với cao su và cọ dầu thành công. Các hợp đồng tiếp thị và chế biến đậu t−ơng, sắn và thuốc lá ở làng xã Inđônêxia đã tăng đáng kể thu nhập và việc làm cho nông dân. Một trong những lý do quan trọng cho thành công ở Malaysia và Inđônêxia là sự hỗ trợ mạnh mẽ và liên tục của Chính phủ.
*Thái Lan
Thái Lan là n−ớc có kinh nghiệm lâu năm áp dụng rộng rãi hình thức hợp đồng sản xuất nông sản, với nhiều loại nông sản, nhất là đối với ngành mía đ−ờng. Hiểu rõ rằng khi mở cửa th−ơng mại tự do, nông dân sẽ phải đ−ơng đầu với những biến động của thị tr−ờng thế giới, mặt khác cũng biết rằng nếu để Nhà n−ớc đóng vai trò trực tiếp quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp sẽ tốn kém và kém hiệu quả. Chính phủ Thái Lan đã quyết định đ−a hình thức hợp đồng lên thành nội dung chính của chiến l−ợc “t− nhân liên kết phát triển nông nghiệp” trong ch−ơng trình phát triển kinh tế đất n−ớc.
Hình thức hợp đồng đ−ợc áp dụng phổ biến ở Thái Lan là: các công ty t− nhân cung cấp vật t− nông nghiệp, vốn tín dụng, hỗ trợ kỹ thuật, mua nông sản và tổ chức tiếp thị hợp đồng với nông dân. Tại Thái Lan, ph−ơng thức hợp đồng thu hút sự tham gia cao của cả khu vực t− nhân và đầu t− trực tiếp n−ớc ngoài. Một chính sách quan trọng của Chính phủ Thái Lan là yêu cầu mọi ngân hàng th−ơng mại phải đầu t− 20% tổng tiền gửi cho tín dụng tại nông thôn. Trong điều kiện đó các ngân hàng th−ơng mại muốn cho vay thông qua ph−ơng thức hợp đồng hơn là cho nông dân riêng lẻ vay trực tiếp, nhờ đó, ph−ơng thức hợp đồng thêm phát triển. Quả thật, hình thức tổ chức sản xuất hợp đồng đã góp phần quan trọng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp của n−ớc này từ một nền sản xuất nông sản thô sang sản xuất kinh doanh nông sản chế biến tạo nên khả năng cạnh tranh cao trên thị tr−ờng thế giới [19 - 120].
*Inđônêxia
nghiệp Nhà n−ớc, Ngân hàng thế giới… gắn liền với công tác di dân và tập trung vào phục vụ xuất khẩu nh− cao su hoặc thay thế nhập khẩu nh− sữa bò. Nhà n−ớc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, hỗ trợ trồng mới v−ờn cây, sau đó khuyến khích các công ty t− nhân tham gia đầu t− vào nông thôn theo hình thức hợp đồng để tiếp tục phát triển ch−ơng trình. Nhà n−ớc nhập giống bò mới, cung cấp giống cho nông dân, các công ty t− nhân cung cấp tín dụng, công nghệ và thu mua nông sản. Ch−ơng trình này giúp nông dân tiếp thu kỹ năng quản lý và biện pháp canh tác v−ờn cây một cách hiệu quả trong giai đoạn đầu hình thành. Nhìn chung, ch−ơng trình đã thành công đáng kể. Ngành sản xuất sữa tăng tr−ởng nhanh chóng, cao su trở thành nguồn xuất khẩu thu ngoại tệ quan trọng của đất n−ớc. Ch−ơng trình lan rộng với hơn m−ời triệu nông dân tham gia [19 - 120].
* Trung Quốc
Tại Trung Quốc, liên kết giữa cơ sở chế biến và ng−ời sản xuất nguyên liệu phát triển rất nhanh trong thời gian gần đây và trở thành công cụ quan trọng của nhà n−ớc để khuyến khích các thành phần công, th−ơng nghiệp cùng tham gia thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, tạo ra liên kết chặt chẽ giữa sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản. Trung Quốc gọi là “Kinh doanh sản nghiệp hoá nông nghiệp”. Đây là ph−ơng thức kinh doanh nông nghiệp kiểu mới, trong đó các xí nghiệp đầu tàu dựa trên cơ sở khoán cho các gia đình để liên kết các khâu tác nghiệp tr−ớc sản xuất, trong sản xuất và sau sản xuất của hàng triệu hộ nông dân, h−ớng vào thị tr−ờng, nâng cao hiệu quả kinh tế thực hiện nhất thể hoá sản xuất - chế biến - tiêu thụ, đ−a sản xuất nông nghiệp phát triển theo h−ớng quy mô hoá, chuyên môn hoá và thâm canh hoá. Có 5 hình thức chính của sản nghiệp hoá:
- Hình thức xí nghiệp gia công chế biến là chủ thể: xí nghiệp tìm kiếm thị tr−ờng trong, ngoài n−ớc, rồi thông qua hình thức hợp đồng, khế −ớc, cổ phần… liên hệ với nông dân và vùng sản xuất nguyên liệu. Xí nghiệp cung cấp các dịch vụ, thực hiện chính sách bảo hộ giá, thu mua nông sản, định h−ớng sản xuất cho
nông dân. Nông dân đảm bảo nguyên liệu ổn định cho xí nghiệp sản xuất.
- Hình thức hợp tác xã nông nghiệp là chủ thể: các tổ chức hợp tác của nông dân đứng ra liên hệ với xí nghiệp gia công chế biến, các đơn vị kinh doanh nông sản, mặt khác tiến hành tổ chức nông dân sản xuất. Họ trở thành trung gian liên kết giữa xí nghiệp chế biến, tiêu thụ với nông dân.
- Hình thức hiệp hội nông dân chuyên nghiệp: đây là hình thức chia sẻ thông tin, hỗ trợ nhau về tiền vốn, kỹ thuật, sản xuất, tiêu thụ… giữa các hộ gia đình trên cơ sở tự nguyện, cùng có lợi.
- Hình thức mắt xích của các thị tr−ờng bán buôn: ở hình thức này, trung tâm hạt nhân là các chợ bán buôn, các công ty th−ơng mại nông sản. Các chợ và công ty này tác động, h−ớng dẫn nông dân sản xuất các mặt hàng riêng biệt, hình thành các khu chuyên canh cung cấp đầu vào cho kinh doanh của mình [19 - 122].