Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp

Một phần của tài liệu Luận văn: Xây Dựng kế hoạch Marketing Ngân hàng Eximbank tại thành phố Long Xuyên giai đoạn 2009 -2010 pptx (Trang 60 - 62)

Năm 2007, theo tính toán thành phố Long Xuyên có dân số trung bình là 275.688 người. Tỷ lệ gia tăng hàng năm là 1,13%. Mật độ dân số trong khu vực nội thành phân bố chưa đồng đều. Khu vực xây dựng đô thị tập trung có quy mô 26,18 km2, mật độ dân số đạt 12.230 người/km2.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2007 đạt 1.434 USD/người; năm 2008 đạt 1.714 USD/người; Tỷ lệ các hộ nghèo đạt 3,73%; Tổng số lao động phi nông nghiệp tại khu vực nội thành là 126.335 lao động trên tổng số 143.687 lao động trong các ngành kinh tế. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt được 87,92%15 .

Một sự kiện đáng chú ý trong thời gian qua là thành phố Long Xuyên được công nhận đô thị loại II trực thuộc tỉnh An Giang theo Quyết định số 474/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ16 . Điều này không những khẳng định vị trí và vai trò của thành phố Long Xuyên đối với tỉnh An Giang nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung về các mặt kinh tế - xã hội, mà còn công nhận những thành tựu mà thành phố đạt được sau 10 phát triển. Như là:

• Địa bàn thành phố đang triển khai một số công trình trọng điểm có nguồn vốn được giải ngân từ ngân sách tỉnh như: khu công nghiệp Bình Hòa; khu công nghiệp Bình Long; bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh; trường Đại học An Giang. Các công trình này tuy được thực hiện chậm do gặp phải một số khó khăn (giá nguyên, nhiên, vật liệu tăng cao) và vướng mắc (đang trong giai đoạn đấu thầu hoặc thẩm tra chi phí tư vấn thiết kế) nhưng một khi được đưa vào hoạt động sẽ thu hút một lượng lớn người dân đến làm việc và học tập.

• Ngoài ra, tỉnh An Giang đang tập trung phát triển các khu kinh tế cửa khẩu (Tịnh Biên, Vĩnh Xương). Ngoài các doanh nghiệp đầu tư lắp đặt thiết bị sản xuất trực tiếp, các khu kinh tế này còn được đăng ký xây dựng siêu thị, kho ngoại quan, trung tâm thương mại. Vì thế, không những tập trung được đội ngũ công nhân đông đảo mà lưu lượng vận chuyển hành khách và hàng hóa sẽ tăng lên, càng góp phần thúc đẩy ngành du lịch và dịch vụ.

15 Tờ trình về việc công nhận thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang là đô thi loại II. 30/3/2009. Đọc từ

h tt p :// w w w . b a ox a y d un g . vn / ? M NU = 1 15 9 &C h itiet= 15 368&Style= 1 . (Đọc ngày 17/4/2009)

h Xu hướng phát triển của tỉnh An Giang cho thấy trong tương lai dịch vụ là ngành sẽ mang lại nhiều lợi nhuận, đặc biệt là lĩnh vực bán lẻ. Thành phố Long Xuyên với vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, khoa học kỹ thuật và dịch vụ của tỉnh sẽ thu hút nhiều cán bộ, sinh viên, công nhân lao động và khách du lịch nên mức chi tiêu rất lớn. Cùng với chính sách trả lương qua tài khoản của Chính phủ và người dân bắt đầu quen với việc sử dụng thẻ ATM thì doanh số thu được do cung cấp dịch vụ thẻ ATM là vô cùng hấp dẫn

TÓM TẮT

Đối tượng phục vụ chính của các ngân hàng là những người dân trẻ tuổi của thành phố Long Xuyên. Đa số khách hàng là cán bộ - công nhân viên chức và sinh viên nên trình độ học vấn khá cao và mức chi tiêu tương đối (từ 1 triệu đến 3 triệu đồng). Dự đoán trong tương lai tới, mức chi tiêu này sẽ tăng lên nhờ sự phục hồi của nền kinh tế và chính sách kích thích tiêu dùng của Nhà nước trong thời gian qua.

Khách hàng có tài khoản thẻ ATM là do ngân hàng khuyến mại và do cơ quan mở cho nhân viên. Tính từ năm 2007, số lượng khách hàng sử dụng thẻ đã gia tăng nhanh chóng. Đó là kết quả của việc triển khai thực hiện Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ. Mục đích chủ yếu khi sử dụng thẻ vẫn là các thao tác cơ bản như cất giữ tiền, rút tiền, chuyển tiền… Các ngân hàng có thời gian hoạt động khá lâu trên địa bàn là Vietcombank, Agribank, Vietinbank, DongAbank là những ngân hàng có số lượng thẻ được khách hàng lựa chọn nhiều nhất.

Thẻ ATM được khách hàng đánh giá là khá cần thiết. Vì thế họ đã trải qua giai đoạn tham khảo các nguồn thông tin trước khi quyết định mở tài khoản thẻ ATM. Ngoại trừ trường hợp cơ quan mở thẻ cho nhân viên thì các trường hợp còn lại khách hàng đều cho biết họ là người quyết định cuối cùng cho việc lựa chọn ngân hàng cung cấp dịch vụ.

Trung bình hàng tháng mỗi khách hàng sử dụng thẻ từ một đến hai lần, và số dư thường được duy trì ở mức dưới 500.000 đồng. Một số loại phí phát sinh trong quá trình sử dụng thẻ được khách hàng bày tỏ mong muốn được giữ ổn định như hiện nay là 50.000 đồng hoặc thấp hơn.

Quảng cáo bằng tờ rơi, băng-rôn, poster được khách hàng cho là phù hợp với thẻ ATM. Song song đó, ngân hàng cần phải thực hiện các chương trình khuyến mại sao cho thật hấp dẫn. Hai trong số các hình thức có thể tạo nên sự khác biệt là tặng quà khi mở thẻ và quay số để nhận được các giải thưởng có giá trị cao. Một vấn đề cần lưu ý là cần tích cực tuyên truyền, phổ biến cho khách hàng biết được họ có thể sử dụng thẻ ATM của mình tại một số ngân hàng có hệ thống giao dịch liên kết với nhau. Như thế vừa mang lại sự tiện lợi cho khách hàng vừa nâng cao sự nhận biết của họ đối với ngân hàng.

Nền kinh tế phát triển nhanh của An Giang đã thu hút khá nhiều tổ chức tín dụng đến hoạt động, trong đó có Eximbank. Mặc dù sở hữu một thương hiệu nổi tiếng trên cả nước nhưng tại An Giang cái tên Eximbank vẫn chưa được nhiều người nhắc đến. Chính vì thế đã hạn chế khá nhiều hoạt động của Eximbank. Nhất là trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thẻ ATM. Nhằm giúp người dân tiếp cận với sản phẩm mang lại nhiều tiện ích này đồng thời cải thiện tình hình hiện nay của Eximbank, một kế hoạch marketing cho sản phẩm thẻ ATM là cần thiết.

CHƯƠNG 6:

KẾ HOẠCH MARKETING

Nội dung chương 5 đã cho thấy bức tranh toàn cảnh về khách hàng sử dụng thẻ ATM tại thành phố Long Xuyên. Kết quả phân tích mang đến một số thông tin nhất định về tình hình nhân khẩu học, thực trạng, hành vi và tâm lý của khách hàng. Ở chương 6 sẽ tiếp tục trình bày chi tiết bản kế hoạch marketing sản phẩm thẻ ATM cho Eximbank. Đây cũng chính là phần quan trọng nhất của nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Luận văn: Xây Dựng kế hoạch Marketing Ngân hàng Eximbank tại thành phố Long Xuyên giai đoạn 2009 -2010 pptx (Trang 60 - 62)