Tình hình nhân khẩu về khách hàng sử dụng thẻ ATM tại thành phố Long Xuyên

Một phần của tài liệu Luận văn: Xây Dựng kế hoạch Marketing Ngân hàng Eximbank tại thành phố Long Xuyên giai đoạn 2009 -2010 pptx (Trang 42 - 46)

™ Về giới tính

Như đã đề cập ở trên, địa điểm thu mẫu được nghiên cứu xác định là 11 phường nội ô thành phố Long Xuyên. Nhờ vào ưu điểm của phương pháp phỏng vấn trực tiếp, nghiên cứu đã có được 100 phiếu khảo sát đạt yêu cầu. Tỷ lệ đáp viên nam và đáp viên nữ được thể hiện qua biểu đồ 5.1

Biểu đồ 5.1 Cơ cấu mẫu theo giới tính

54%

46%

Nam Nữ

Lựa chọn cơ cấu đáp viên như trên là dựa vào tỷ lệ được công bố trong Niên giám thống kê 2007 của Phòng thống kê thành phố Long Xuyên, đồng thời cũng nhằm làm tăng tính đại diện của mẫu.

™ Về độ tuổi

Đối tượng sử dụng thẻ ATM hiện nay chủ yếu là khách hàng cá nhân. Một trong những yêu cầu của ngân hàng là đối tượng đó phải đủ từ 18 tuổi trở lên. Vậy khách hàng sử dụng thẻ ở độ tuổi nào là đông nhất? Nghiên cứu tiến hành phân chia thành 4 nhóm: từ 18 đến 25; từ 26 đến 35; từ 36 đến 45 và từ 46 đến 60. Kết quả thu được như sau:

Bảng 5.1 Số lượng đáp viên trong mỗi độ tuổi Độ tuổi Tần số Tỷ lệ Tỷ lệ tích lũy Từ 18 đến 25 44 44% 44% Từ 26 đến 35 33 33% 77% Từ 36 đến 45 15 15% 92% Từ 46 đến 60 8 8% 100% Tổng 100 100%

Nghiên cứu nhận thấy đa số khách hàng thuộc độ tuổi từ 18 đến 35 (chiếm 77%). Đây là độ tuổi lao động nên nhu cầu về thẻ ATM cao hơn các độ tuổi khác. Biểu đồ 5.2 sẽ cho thấy điều này.

Biểu đồ 5.2 Cơ cấu mẫu theo độ tuổi

50 44 40 33 30 20 15 10 8 0 Từ 18 đến 25 Từ 26 đến 35 Từ 36 đến 45 Từ 46 đến 60

Độ tuổi càng cao thì số người sử dụng thẻ ATM càng giảm. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này. Chẳng hạn như những người lớn tuổi chưa có thói quen sử dụng thẻ ATM; cảm thấy khó khăn khi thao tác trên máy hoặc đơn giản là tiếp cận máy không được dễ dàng. Chính vì lẽ đó mà những người trẻ tuổi hơn trở thành đối tượng phục vụ chính của các ngân hàng.

™ Về mức chi tiêu

Yếu tố thường được đề cập đến khi thực hiện một cuộc khảo sát thị trường là mức chi tiêu của người dân. Độ quan trọng của yếu tố này được tăng lên khi vai trò của nó là mô tả thị trường mục tiêu của ngân hàng. Thông tin từ khảo sát cho biết người dân thành phố Long Xuyên có mức chi tiêu trung bình hàng tháng ở mức từ 1 triệu đến dưới 3 triệu đồng. Các kết quả khác cũng được đề cập đến trong bảng 5.2

Bảng 5.2 Mức chi tiêu trung bình của đáp viên Mức chi tiêu Tần số Tỷ lệ Tỷ lệ tích lũy

500.000 - <1.000.000 15 15% 15% 1.000.000 - <3.000.000 55 55% 70% 3.000.000 - <5.000.000 21 21% 81% >= 5.000.000 9 9% 100%

Tổng 100 100%

Nhìn chung mức chi tiêu của đáp viên khá cao. Có đến 85% đáp viên chi tiêu trên 1 triệu đồng mỗi tháng. Đáng chú ý là số người chi tiêu trên 3 triệu đồng đạt mức 30%. Điều này đồng nghĩa với việc các ngân hàng có thể huy động vốn nhàn rỗi nhiều hơn nữa từ người dân, tạo nên sức hấp dẫn của thị trường thẻ thành phố Long Xuyên

Biểu đồ 5.3 Cơ cấu mẫu theo mức chi tiêu trung bình

60 50 40 30 20 15 10 0 500.000 - <1.000.000 55 1.000.000 - <3.000.000 21 3.000.000 - <5.000.000 9 >= 5.000.000

Nguyên nhân khiến cho đáp viên có mức chi tiêu phổ biến ở mức từ 1 triệu đến dưới 3 triệu đồng là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Kết hợp với tỷ lệ lạm phát tăng cao trong năm 2008 nên nhiều người hạn chế việc tiêu dùng. Song, với tình hình kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam có dấu hiệu khởi sắc trong quý I năm 2009, cùng với các gói kích cầu của Chính phủ, tin rằng người dân sẽ đẩy mạnh chi tiêu. Từ đó giúp cho các ngân hàng có cơ hội phục vụ người dân nhiều hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực thẻ ATM.

™ Về nghề nghiệp

Nghề nghiệp của đáp viên khá đa dạng. Qua nghiên cứu thăm dò, nghiên cứu nhận thấy họ chủ yếu là học sinh – sinh viên; cán bộ - công nhân viên chức; kinh doanh – mua bán và người làm nghề tự do. Tiến hành cuộc khảo sát chính thức, nghiên cứu có được số liệu sau:

Bảng 5.3 Nghề nghiệp của đáp viên

Nghề nghiệp Tần số Tỷ lệ Tỷ lệ tích lũy

Kinh doanh - mua bán 18 18% 18%

CB - CNV 39 39% 57%

HS - SV 28 28% 85%

Nghề tự do 15 15% 100% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng 100 100%

Cán bộ - công nhân viên chiếm tỷ lệ cao nhất (39%), vì đây chính là đối tượng chủ yếu mà Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ hướng tới. Kế đến là học sinh – sinh viên với tỷ lệ 28%. Đứng thứ ba là đối tượng kinh doanh – mua bán (18%). Cuối cùng là những người làm nghề tự do (15%). Được biết họ là đối tượng ít có nhu cầu sử dụng thẻ ATM nhất và thẻ ATM có được là do ngân hàng khuyến mại.

Biểu đồ 5.4 Cơ cấu mẫu theo nghề nghiệp

50 39 40 28 30 20 18 15 10 0 Kinh doanh - mua bán CB - CNV HS - SV Nghề tự do

Năm 2009 là năm thứ hai triển khai Chỉ thị 20 nên dự báo số lượng cán bộ - công nhân viên sử dụng thẻ ATM sẽ gia tăng trong thời gian tới. Bên cạnh đó, khi cơ sở mới của trường Đại học An Giang được đưa vào sử dụng, do có quy mô lớn hơn sẽ thu hút thêm nhiều sinh viên đến Long Xuyên. Tính riêng hai nhóm đối tượng này cũng cho thấy thị trường thẻ tương lai tiếp tục được mở rộng.

™ Về trình độ học vấn

Yếu tố nhân khẩu học cuối cùng mà nghiên cứu muốn đề cập chính là trình độ học vấn của đáp viên. Yếu tố này khá quan trọng vì nó tác động đến khả năng tiếp cận dịch vụ ATM của người dân. Có năm mức trình độ học vấn phù hợp với đáp viên, đó là trung học cơ sở; trung học phổ thông; trung học chuyên nghiệp; cao đẳng – đại học và sau đại học. Tương ứng với mỗi mức có kết quả như sau:

Bảng 5.4 Trình độ học vấn của đáp viên

Trình độ Tần số Tỷ lệ Tỷ lệ tích lũy

Trung học cơ sở 10 10% 10% Trung học phổ thông 13 13% 23% Trung học chuyên nghiệp 25 25% 48% Cao đẳng – Đại học 47 47% 95%

Sau đại học 5 5% 100%

Tổng 100 100%

Số lượng đáp viên có trình độ cao đẳng – đại học đạt tỷ lệ cao nhất (47%). Các đối tượng khác chiếm tỷ lệ ít hơn. Các con số tỷ lệ này cho thấy trình độ học vấn càng cao thì số người sử dụng thẻ ATM càng nhiều. Biểu đồ 5.5 sẽ cung cấp cái nhìn trực quan hơn về vấn đề này.

Biểu đồ 5.5 Cơ cấu mẫu theo trình độ học vấn

50 47 40 30 25 20 10 13 10 5 0 THCS THPT THCN CĐ - ĐH Sau ĐH

h Như vậy, đối tượng sử dụng thẻ ATM hiện nay theo mô tả nhân khẩu học là khá trẻ. Họ tập trung nhiều nhất ở nhóm tuổi từ 18 đến 25. Họ hoạt động trong nhiều ngành nghề khác nhau, nhưng chiếm tỷ lệ đa số là cán bộ - công nhân viên chức, kế đến là học sinh – sinh viên và các đối tượng khác. Vì lý do đó nên trình độ học vấn chủ yếu là trung học chuyên nghiệp (25%) hoặc cao đẳng, đại học (47%). Mức chi tiêu phổ biến từ 1 triệu đến dưới 3 triệu đồng và có xu hướng tăng lên trong năm 2009 do các chính sách kích thích nền kinh tế của Chính phủ.

Một phần của tài liệu Luận văn: Xây Dựng kế hoạch Marketing Ngân hàng Eximbank tại thành phố Long Xuyên giai đoạn 2009 -2010 pptx (Trang 42 - 46)