ĐẨY KINH TẾ CÁC HỘ GIA ĐÌNH VAY VỐN PHÁT TRIỂN
4.3. Nhóm giải pháp cấp vĩ mô
- Hoàn thiện và tạo lập môi trường pháp lý đầy đủ cho hoạt động của các tổ chức TCQMN, nên có một văn bản luật qui định thay thế cho nghị định hiện tại - do phạm vi điều chỉnh của nghị định 28/2005 hẹp và tính pháp qui không cao.
- Chính phủ cần tổ chức đánh giá tình hình thực hiện và điều chỉnh một cách kịp thời các chính sách tín dụng liên quan đến xoá đói giảm nghèo, trong chương trình mục tiêu tổng thể của chương trình thiên niên kỷ, có những chính sách ưu đãi đồng bộ với loại hình TDQMN.
Thứ nhất, cải cách chính sách tín dụng trong bối cảnh kinh tế vĩ mô không ổn định cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ hơn về lãi suất và chu chuyển vốn TDQMN trên thị trường.
Thứ hai, việc trợ cấp tín dụng một cách thái quá cho các đối tượng chính sách xã hội trong phạm vi rộng sẽ làm cho người được trợ cấp có tư tưởng thụ động, ỷ lại vào nhà nước, điều này có thể dẫn tới việc làm tê liệt hoặc giảm tính hiệu quả của các của các hoạt động mang tính thương mại.
Thứ ba, can thiệp trực tiếp bằng các biện pháp hành chính cần phải được thay thế dần bằng một hệ thống điều hành gián tiếp phù hợp với hoạt động tín dụng.
Thứ tư, cải cách chính sách tín dụng phải được tiến hành đồng thời với việc cải cách hệ thống tài chính trong đó chủ yếu là ngân hàng TW, các TCTD và các định chế tài chính khác. Các ngành chức năng về quản lý nhà nước, quản lý chuyên ngành cần có những chính sách cụ thể trong việc gia tăng các hỗ trợ về kỹ thuật, mở rộng hành lang pháp lý cho việc thành lập các
tổ chức TDQMN như hiện nay (khá cứng nhắc) để thủ tục thành lập các tổ chức TDQMN được đơn giản và nhanh chóng, dễ dàng hơn qui định hiện hành.
Chúng tôi cũng mong rằng các TCTD trên địa bàn thành phố sẽ tham khảo và sử dụng kết quả nghiên cứu này để điều chỉnh chính sách tín dụng của mình, phù hợp với tình hình thực tiễn đang có nhiều đổi thay.