Số người cho rằng vay vốn đã có hiệu quả

Một phần của tài liệu Tác động của tín dụng qui mô nhỏ đối với kinh tế hộ trên địa bàn thành phố huế (Trang 70 - 74)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHẢO LUẬN

3.3.1.6. Số người cho rằng vay vốn đã có hiệu quả

Có 85% hộ được hỏi nói rằng họ đã sử dụng vốn vay có hiệu quả, chỉ có 8% nói rằng họ sử dụng vốn không có hiệu quả. Có 37,4% hộ trả lời rằng thu nhập họ tăng lên 5%, 47,7% số hộ đồng ý trả lời nói rằng thu nhập của họ đã tăng lên 10%, 13,2% nói tăng 15% và 1,7% nói thu nhập đã tăng 20%.

Dùng Crosstab để đánh giá xem rằng hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ gia đình.

Sử dụng Khi bình phương để kiểm định kết quả của bảng 3.16, với mức ý nghĩa thống kê α = 5% thì giá trị Asymp. Sig. (2-sided) là 0,207. Như vậy có thể kết luận việc sử dụng vốn vay có hiệu quả không phụ thuộc vào thu nhập chính của hộ vay vốn, hay nói cách khác không có mối quan hệ nào giữa việc sử dụng vốn vay có hiệu quả với ngành nghề tạo thu nhập chính của hộ vay vốn.

Bảng 3.16. Crostabulation về hiệu quả sử dụng vốn vay

Đánh giá sử dụng vốn vay Nguồn thu nhập chính Tổng

CN TT KDPNN Khác Có hiệu quả (1) Tần số 36 21 70 44 171 % theo (1) 21,1 12,3 40,9 25,7 100,0 Không có hq (2) Tấn số 4 1 9 2 16 % theo (2) 25,0 6,3 56,3 12,5 100,0 Không biết (3) Tần số 4 4 2 3 13 % theo (3) 30,8 30,8 15,4 23,1 100,0

Pearson Chi-Square=8,446 ; df=6 ; Asymp. Sig. (2-sided)=0,207

Việc dùng bảng Crosstabulation để tính toán và kiểm định lại bằng Khi bình phương cũng cho kết quả việc sử dụng vốn vay hiệu quả có liên quan đến địa bàn sinh sống là phường hoặc xã.

Sử dụng vốn vay có hiệu quả nhất là những hộ kinh doanh chiếm 40,9% số hộ trả lời sử dụng vốn có hiệu quả, kế đến là những hộ có người vay có thu nhập chính là nghề khác chiếm 25,7%. Tiếp đến là ngành trồng trọt 21,1% và cuối cùng là ngành chăn nuôi 12,3%.

Việc lập bảng Crosstab để tính toán xem giữa vùng nông thôn và đô thị xem người vay vốn khu vực nào sử dụng vốn có hiệu quả hơn đã không cho được kết luận rõ ràng vì mức độ hiệu quả và không hiệu quả của 2 vùng này là tương đương nhau.

3.3.1.7. Thống kê đánh giá ý thức của người vay - mức lo lắng khi tham gia vay

Với bảng thống kê 3.17 ta thấy người vay lo nhất là ốm đau thất thường, đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân làm cho người vay không thể trả được vốn vay của chương trình, nhiều khi vì ốm đau bệnh tật và gia cảnh bị lâm vào tình huống khốn khó hoặc trở lại diện hộ nghèo. Đây là một chỉ số cho thấy tính đúng đắn của sự lo lắng của người dân khi vay vốn.

Bảng 3.17. Đánh giá ý thức của người vay Mức độ lo lắng Không có tiền trả Làm ăn thất bại Ốm đau thất thường Mất uy tín Thiên tai % 51,00 46,00 67,50 62,81 53,00

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả

Việc lo mất uy tín với mọi người xếp thứ 2 sau lo lắng ốm đau bất thường. Đây là một chỉ số chứng tỏ rằng ý thức của người vay rất cao và vì vậy họ luôn cố gắng bằng mọi cách để trả vốn vay đúng hạn không ảnh hưởng đến uy tín của cá nhân và của tổ vay vốn.

3.3.1.8. Mức độ hài lòng của người tham gia chương trình vay

Điều tra về mức hài lòng của người vay chúng tôi được biết rằng điều các CT TDQMN làm cho người dân hài lòng nhất là thu nhập của họ tăng sau khi được vay vốn, một điều thú vị là mức hài lòng bởi lý do "không phải vay nóng" chiếm khá cao (xem bảng 3.18).

Bảng 3.18. Đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia vay vốn Mức độ Thu nhập tăng Không phải vay nóng Con cái không bỏ học Vợ chồng hoà thuận Tự tin trong xã giao Thu nhận thêm thông tin Luôn được cán bộ tín dụng tư vấn % 93,10 59,77 22,99 33,91 45,40 35,06 10,98 Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả

Điều trên cho thấy rằng, nếu không có chương trình tín dụng qui mô nhỏ thì khi thiếu vốn người dân thường tìm tới những người cho vay nặng lãi để vay, và chương trình tín dụng qui mô nhỏ tới tận địa phương cho người dân

vay đã làm giảm hẳn nạn vay nóng này. Mức hài lòng do tự tin hơn trong xã giao cũng được nêu lên khá nhiều trong các câu trả lời, đây cũng là một điều thú vị thể hiện rằng khi vay vốn của chương trình thì người dân sẽ tham gia tập huấn, tham gia thành lập tổ tương trợ, tiếp xúc với cán bộ tín dụng... làm cho người vay tự tin trong xã giao, nâng cao khả năng giao tiếp của họ trong xã hội...chúng tôi cho rằng đây là một hiệu quả vô hình của chương trình tín dụng qui mô nhỏ chưa được đề cập trong các nghiên cứu khoa học của các tổ chức khác.

3.3.1.9. Số người muốn vay thêm vốn và số người được phỏng vấn quyết định vay/không vay khi lãi suất tăng gấp đôi hoặc lãi suất tăng 0,3 % /tháng hoặc 3,6%/năm.

Có 96,5% số người được hỏi muốn vay thêm vốn tín dụng. Đây là một tỉ lệ lớn thể hiện rằng chương trình tín dụng hiện tại ở TP Huế đã thu hút được mối quan tâm của khách hàng, có nhiều ưu điểm so với những chương trình cho vay dài hạn khác, đã có uy tín nhất định và nếu duy trì sẽ có tính bền vững rất cao.

Về câu hỏi người vay có quyết định vay không khi lãi suất vay tín dụng tăng gấp 2 thì chỉ có 7,5% số người được hỏi trả lời là có, với lý do chủ yếu là mức lãi suất như vậy vẫn còn thấp hơn mức cho vay nặng lãi. Như vậy những người này có thể là thực sự cần vốn khẩn cấp và họ thường tìm đến người cho vay nặng lãi khi không có nguồn cho vay nào khác ở địa phương. Có 68% số người trả lời là họ sẽ vay nếu lãi suất tăng thêm 0,3%/tháng hay 3,6%/năm. Điều này cho thấy mức lãi suất của CTTDQMN đang ở mức xấp xỉ cận dưới mức thị trường, và điều này cũng là mối quan tâm lớn của người vay.

3.3.1.10. Mối quan tâm lớn nhất khi vay vốn

Để tìm hiểu rõ hơn mối quan tâm của người vay thử đánh giá qua về bảng thống kê sau:

Các mối quan tâm Cần tăng vốn vay Cần tăng thời gian trả lãi Cần giảm lãi suất Cần có cb hướng dẫn cách làm ăn % 84,00 63,00 57,00 28,50

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả

Có 84% người được hỏi trả lời rằng họ quan tâm nhất đến việc tăng vốn vay vì cho rằng với mức vay trung bình 3-4 triệu như hiện nay chưa đủ để tiến hành những công việc dài hạn hoặc sử dụng vào một công việc cho có ý nghĩa khác. Tuy nhiên cũng có 63% người vay trả lời rằng cần tăng thời gian trả lãi, vì với việc trả lãi như hiện nay thì nhiều khi vốn vay sử dụng chưa có hiệu quả thì người vay đã phải chuẩn bị cho việc thu gom để trả vốn cho chương trình, hoặc nhiều khi thời gian trả quá ngắn mà số tiền cho vay tăng lên khi đó với việc trả góp như CTTDQMN thì số tiền trả cho mỗi lần trả góp khá lớn, gây khó cho người vay vốn.

Một phần của tài liệu Tác động của tín dụng qui mô nhỏ đối với kinh tế hộ trên địa bàn thành phố huế (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w