Một số ý kiến của người vay về việc cho vay vốn

Một phần của tài liệu Tác động của tín dụng qui mô nhỏ đối với kinh tế hộ trên địa bàn thành phố huế (Trang 85 - 89)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHẢO LUẬN

3.4. Một số ý kiến của người vay về việc cho vay vốn

Quá trình điều tra chúng tôi rất quan tâm đến việc cảm nhận của người dân, ý kiến của họ đối với sự tham gia của đại diện chính quyền địa phương. Chúng tôi cho rằng, với cơ cấu chính quyền địa phương như hiện nay của nước ta, về mặt lý luận sự tham gia của đại diện chính quyền địa phương là rất cần thiết. Hệ thống chính trị của nhà nước Việt Nam là một thể thống nhất từ Trung ương đến địa phương, các đoàn thể địa phương là cách tay nối dài của hệ thống chính trị này, hình thành nên một mạng lưới thực hiện thành công chủ trương đường lối của Đảng trong sự nghiệp cải cách kinh tế và phát huy dân chủ cơ sở. Các ý kiến người vay được thể hiện ở bảng 3.24 sau:

Ý kiến Vay thêm Đánh giá đối tượng vay Cho vay theo nhóm

Tham dự của đại diện các đoàn thể

Mở rộng đối tượng vay

% 96,50 98,00 91,50 93,00 76,00

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả

Có 93% người được hỏi cho rằng cần phải có sự tham dự của đại diện đoàn thể chính quyền địa phương trong việc cho vay vốn. Có 91,5% số người được hỏi trả lời rằng việc cho vay theo nhóm của các chương trình tín dụng là cần thiết. Đi sâu phân tích vấn đề này chúng tôi cho rằng đây là mô hình hoạt động theo Ngân hàng Grammem của Banglades. Các người muốn vay phải thành lập tổ, thường là tổ tương trợ, có cam kết họp nhóm theo tuần, tháng thu tiền trả góp theo tháng hoặc theo tuần. Việc hình thành nên nhóm giúp cho các thành viên trong nhóm có thể hỗ trợ nhau khi khó khăn, hoặc là theo cam kết họ phải cùng chịu trách nhiệm về một khoản nợ của một thành viên trong nhóm không trả được nợ bằng cách phải có tiết kiệm bắt buộc tại nhóm quỹ bảo hiểm rủi ro, hoặc là đóng quỹ hỗ trợ hàng tháng. Tại thành phố Huế, mức sống người vay tiền khá cao so với các vùng quê nghèo của Băng-la-đét, việc cho vay theo nhóm của một số tổ chức tín dụng là tốt tuy nhiên không thể rập khuôn hoàn toàn theo mô hình Grameen. Việc các người vay cho rằng nên duy trì hình thức vay theo nhóm là điều thuận lợi cho các chương trình TDQMN. Nó thể hiện rằng tính tự giác của người vay, tinh thần hỗ trợ giúp đỡ của người vay với nhau là rất cao. Đối với nhà tài trợ tín dụng, việc cho vay theo nhóm làm cho sự ràng buộc trách nhiệm của người vay trong nhóm tăng lên, làm cho chương trình TDQMN phát triển bền vững, tỷ lệ thu hồi nợ cao hơn.

Có 76% số người được hỏi trả lời rằng cần phải mở rộng đối tượng cho vay. Như các phân tích ở trên có rất nhiều người muốn vay nhưng chưa vay được, do nhiều nhiều lý do khách quan và chủ quan.

Người dân địa phương nhìn nhận vấn đề này rõ ràng hơn ai hết. Qua quá trình tìm hiểu chúng tôi thấy rằng có một đối tượng rất đặc biệt cần vay nhưng chưa được UBND Phường, Xã bảo lãnh đó là những hộ thực sự nghèo. Lý do là những hộ này theo lãnh đạo địa phương thì không có khả năng trả nợ, thực ra họ không có khả năng để làm ra tiền dư để trả nợ, vì ngay cả tiền chi tiêu hàng ngày họ cũng đã không thể lo toan nổi. Các tổ vay theo nhóm cũng không thể bảo lãnh những người này, vì khả năng phải trả nợ thay khá cao, và thực ra kinh tế của những người vay vốn của chương trình cũng chưa phải là vững chắc để có thể giúp đỡ người khác. Nhà tài trợ cũng vì mục đích và lợi ích riêng của mình nên họ cũng không giám mạo hiểm khuyến khích hoặc chấp thuận cho những người này vay nếu không có sự cam kết bảo lãnh của địa phương, đoàn thể hay nhóm vay. Tuy nhiên theo kết quả của những câu trả lời thì 98% số người trả lời rằng những người vay tiền là đúng đối tượng. Theo chúng tôi đây là một kết quả hợp lý tất yếu, do việc lựa chọn người được vay được tiến hành qua những bước khá chặt chẽ và được giám sát bởi nhiều đoàn thể và chính quyền địa phương. Cho nên có thể kết luận về độ tin cậy của số liệu thống kê nêu trên.

Quá trình nghiên cứu, chúng tôi cho rằng chương trình TDQMN như một hình thức mang ngân hàng tới người dân để phục vụ họ, không bắt người dân phải tới ngân hàng (như cách nói của ông Yunus người thành lập Ngân hàng Grameen)[60]. Đây là một bước tiến mới của tiến trình cải thiện chất lượng dịch vụ tín dụng nhỏ, đáp ứng được mong muốn và nguyện vọng của người dân. Đó là một sự biếu hiện của quá trình dân chủ hoá xây dựng một thể chế "do dân, vì dân". Vì suy cho cùng, mọi hoạt động liên quan đến lợi ích của được tiến hành trên lãnh thổ Việt Nam, đều được sự đồng ý và chỉ đạo tập trung của Đảng Cộng Sản Việt Nam và các tổ chức chi bộ đảng các cấp. Khi

điều tra chúng tôi đã có những câu hỏi về nguyện vọng của người dân muốn gửi tới nhà nước thì thu được những kết quả như sau:

Bảng 3.25. Nguyện vọng của người dân đối với hỗ trợ của nhà nước Mong muốn Hỗ trợ CT xây dựng HTCS Hỗ trợ CSSK Hỗ trợ NVL NN giá rẻ Xây dựng chợ gần khu vực sinh sống % 53,50 55,50 55,00 58,00

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả

Có 58% số người có nguyện vọng được nhà nước qui hoạch xây dựng chợ gần khu vực sinh sống. Qua đây chúng ta biết rằng nhu cầu buôn bán trao đổi hàng hoá của người dân là rất cao và họ mong muốn có nhiều địa điểm như vậy gần khu vực họ sinh sống để thuận lợi cho việc giao thương, tiết kiệm thời gian đi lại. Đây cũng là một mong muốn lợp lý trong hoàn cảnh phát triển kinh tế của thành phố Huế ngày nay.

Mong muốn được nhà nước hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ cũng được 55,5% số người được hỏi đề cập đến. Như chúng ta biết, do môi trường sống thay đổi, chất lượng thức ăn - thực phẩm có tính an toàn giảm đi, nhịp sống của con người ngày càng nhanh hơn...do vậy bệnh tật ngày càng phát triển. Chi phí cho thuốc thang chữa bệnh, khi một người trong gia đình bị mắc bệnh nhiều khi làm cho kinh tế gia đình bị kiệt quệ. Nhiều nông dân phải bán trâu bò, vật dụng gia đình để chữa bệnh cho người thân. Bệnh tật là điều không ai muốn nó giống như một sự rủi ro gây hậu quả cao, trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, nhà nước ta đã bỏ những khoản bao cấp trong y tế và giáo dục. Việc xây dựng chính sách giúp đỡ hỗ trợ người dân - đặc biệt là đối với những đối tượng dễ đổ vỡ về kinh tế là điều nhà nước nên quan tâm. Có như vậy sự nghiệp xoá đói giảm nghèo của nhà nước ta mới đạt được những kết quả bền vững.

Một phần của tài liệu Tác động của tín dụng qui mô nhỏ đối với kinh tế hộ trên địa bàn thành phố huế (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w