Một số vấn đề cần cải tiến trong việc thực hiện chính sách tín dụng qui mô nhỏ tại thành phố Huế

Một phần của tài liệu Tác động của tín dụng qui mô nhỏ đối với kinh tế hộ trên địa bàn thành phố huế (Trang 89 - 93)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHẢO LUẬN

3.5. Một số vấn đề cần cải tiến trong việc thực hiện chính sách tín dụng qui mô nhỏ tại thành phố Huế

dụng qui mô nhỏ tại thành phố Huế

Qua khảo sát thực tế và phỏng vấn điều tra hộ vay vốn TDQMN trên địa bàn thành phố Huế cho thấy hoạt động tín dụng tại địa bàn nghiên cứu có một số hạn chế nhất định như sau:

Đối tượng vay vốn

Tín dụng ngân hàng và của các tổ chức tín dụng chưa đáp ứng với nhu cầu thực tế, nhiều giải pháp tín dụng còn mờ nhạt, kém hiệu quả. Đối với các nguồn vốn cho vay từ nguồn tự có, nguồn tự huy động thì các TCTDQMN đều không phân biệt chính sách đối với các đối tượng vay vốn. Điều kiện cơ bản để các TCTD có thể quyết định cho vay thường theo quy dịnh cụ thể của từng tổ chức tín dụng. Tuy nhiên việc xác định đúng đối tượng là một vấn đề khá khó khăn và đôi khi còn bất cập. Một số đối tượng thực nghèo (thường là dân vạn đò, dân sống trên các khu di tích hoàng thành, một số bị rơi vào hoàn cảnh nghèo do bị thiên tai, đau ốm...).

Vì vậy, vấn đề đặt ra là tuỳ theo mục tiêu và cơ chế cho vay của nguồn vốn và từng dự án mà lựa chọn đối tượng vay cho phù hợp. Lựa chọn đối tượng cho vay trong chính sách vay vốn cần xét đến các điều kiện chủ quan và khách quan tác động đến quyết định của người vay, khả năng hoàn trả vốn vay và đặc biệt cần có các giải pháp trợ giúp các đối tượng vay có khả năng tiếp cận được nguồn vốn vay.

Lãi suất cho vay

Đánh giá chung về lãi suất thì phần lớn các hộ vay vốn còn cho rằng lãi suất của Ngân hàng và các tổ chức tín dụng là khá hợp lý, tuy nhiên đối với khu vực điều tra là vùng ven (xã) thuộc thành phố Huế thì nhiều người cho rằng lãi suất vẫn còn khá cao đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Sản xuất

có khả năng trả lãi. Nếu áp dụng khung lãi suất thị trường đối với lĩnh vực SXNN sẽ là không hợp lý. Tuy vậy tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn thường có chi phí cao do món vay nhỏ, phân tán và rủi ro lớn (rủi ro thị trường, thiên tai, dịch bệnh, khoảng cách di chuyển của cán bộ tín dụng dài...) Vì vậy, về nguyên tắc lãi suất tín dụng nông thôn thường cao hơn đô thị, trong khi thu nhập của nông dân thường thấp và dể bị tổn thương, cần phải có chính sách như thế nào để hỗ trợ cho nông dân và đảm bảo cho hoạt động ngân hàng an toàn hiệu quả trong môi trường kinh doanh đặc thù như vậy.

Vì vậy để hỗ trợ cho nông dân, Nhà nước nên hạ lãi suất vay và giữ mức lãi suất cho sản xuất nông nghiệp trong khoảng 60% đến 70% lãi suất của thị trường.

Kỳ hạn cho vay

Đa số người được phỏng vấn đều mong muốn được kéo dài kỳ hạn trả nợ. Vì đặc trưng trả nợ của CTTDQMN là trả góp hàng tháng. Do đặc thù của tín dụng nông nghiệp cần có thời gian dài trong khi thời hạn vốn huy động thường rất ngắn, hoặc là kinh doanh phi nông nghiệp thường có những khoản thu không lớn nên việc trả nợ trong thời hạn ngắn sẽ gây khó khăn cho người vay. Phần lớn các Ngân hàng thương mại hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn thiếu vốn trung dài hạn. Các tổ chức TDQMN thì tuân thủ mục tiêu đặt ra từ ban đầu là vay theo dạng trả góp, thời hạn trả nợ thường dưới 24 tháng. Hiện nay, các hộ sau quá trình vay vốn CTTDQMN vài năm thường có nhu cầu vay vốn dài hạn (với số vốn tăng lên) nhưng không đủ nguồn để cung ứng. Đây là một bất cập cần được các Ngân hàng và các TCTDQMN quan tâm giải quyết .

Phương thức cho vay và hình thức thu hồi vốn vay

Vấn đề đơn giản hoá thủ tục vay vốn đối với hộ vay vốn và giải quyết tình trạng quá tải khối lượng công việc của cán bộ tín dụng hoạt động trên địa

bàn thành phố được dư luận xã hội quan tâm trong nhiều năm qua, các tổ chức tín dụng đã cố gắng tìm nhiều giải pháp nhưng kết quả thu được còn nhiều hạn chế. Thực tế tại địa phương các TCTDQMN khác nhau áp dụng hình thức cho vay và thu hồi vốn vay khác nhau.

Thủ tục, thể lệ cho vay

Qua tìm hiểu cơ chế hoạt động một số TCTDQMN trên địa bàn thấy hiện nay việc thực hiện thủ tục vay vốn ở một số các TCTDQMN cho vay theo chính sách vẫn còn nhiều bất cập.

Trong khu vực nông nghiệp nông thôn việc thực hiện các điều kiện đảm bảo tiền vay là hết sức khó khăn. Đây là môi trường kinh doanh rủi ro lớn, trình độ dân trí thấp, kinh nghiệm quản lý yếu kém, giá trị tài sản đảm bảo rất nhỏ và cơ sở pháp lý không rõ ràng. Nhà nước ta đã có những qui định để làm đơn giãn hoá thủ tục cho vay vốn tín dụng kể cả tín dụng qui mô nhỏ, tuy nhiên trên thực tế người vay còn bị ràng buộc nhiều thủ tục theo qui định của ngân hàng và TCTDQMN cho vay. Theo chúng tôi các ngân hàng và TCTDQMN cần phải nghiên cứu để đơn giãn hoá thêm nữa thủ tục cho vay, giảm bớt phiền phức và thời gian đi lại hoàn thành thủ tục vay của người dân.

Việc thực thực hiện chính sách cho vay kết hợp với một số giải pháp trợ giúp kỹ thuật

Chính sách này thực sự là một sự tiến bộ đã được áp dụng thử nghiệm thành công ở một số địa phương tại thành phố Huế trong khuôn khổ một số dự án của các Tổ chức phi chính phủ. Thành phố Huế là địa phương có nhiều dự án phát triển của các tổ chức phi chính phủ về xoá đói giảm nghèo như Tầm nhìn Thế Giới (World Vision), Tổ Chức Plan (Plan International), SNV (Phát triển Hà Lan), JASS (Nhật), BAJ (Nhật), NAV (Bắc Âu).... Các dự án này tổ chức các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật khá qui mô. Hàng trăm lớp tập huấn về kỹ thuật khuyến nông, tạo việc làm, xoá mù chữ được tổ chức và thu hút

hàng ngàn người tham gia. Hiệu quả về hỗ trợ kỹ thuật đã được khẳng định nhưng vấn đề hiện nay được đặt ra là các Dự án phi chính phủ đang bị thu hẹp dần trong khi các TCTDQMN chưa sẵn sàng để tiếp tục duy trì các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cho người vay. Do vậy, trước mắt các TCTD phải nên có sự phối hợp và lồng ghép với các cơ quan chuyên ngành, các chương trình xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao năng lực và bình đẳng về giới... để trợ giúp kỹ thuật cho người vay vốn TDQMN nhằm tăng hiệu quả sản xuất và đảm bảo an toàn về khả năng thu hồi vốn. Trong dài hạn, các TCTDQMN nên có chiến lược cụ thể để thực hiện chính sách này.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Tác động của tín dụng qui mô nhỏ đối với kinh tế hộ trên địa bàn thành phố huế (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w