Nhóm giải pháp về chính sách tín dụng ưu đã

Một phần của tài liệu Tác động của tín dụng qui mô nhỏ đối với kinh tế hộ trên địa bàn thành phố huế (Trang 95 - 98)

ĐẨY KINH TẾ CÁC HỘ GIA ĐÌNH VAY VỐN PHÁT TRIỂN

4.2.1. Nhóm giải pháp về chính sách tín dụng ưu đã

4.2.1.1. Ngân hàng và các tổ chức TDQMN phải xây dựng chiến lược, chương trình tín dụng ưu đãi

Ngân hàng và các tổ chức TDQMN cần phải xây dựng chiến lược này trên cơ sở chiến lược tín dụng của riêng mình, hoạch định kế hoạch tín dụng cụ thể cho loại hình TDQMN theo từng thời kỳ từ đó xây dựng nguồn lực để đáp ứng theo nhu cầu vay vốn của các hộ gia đình trong phạm vi thành phố. Ngân hàng và các tổ chức tín dụng có thể tham gia đấu thầu để được làm uỷ thác giải ngân các nguồn vố ưu đãi của nhà nước trên địa bàn thành phố. Nhà nước cũng cần có những chính sách ưu đãi riêng cho các ngân hàng và các TCTDQMN có hoạt động cho các hộ gia đình vay để cải thiện đời sống hộ gia đình.

Những chính sách tín dụng ưu đãi thể hiện:

Về đối tượng vay, việc cho vay theo tín chấp nên được mở rộng cho các đối tượng là các hộ cực nghèo, vì đối tượng này tài sản thế chấp không có giá trị cao, lại không được UBND Phường Xã bảo lãnh để cho vay do chưa hoàn

thành các nghĩa vụ với địa phương như nghĩa vụ tài chính, công ích, an ninh quốc phòng... Các hộ gia đình có tiềm lực kinh tế nhưng cần vốn khẩn cấp trong một thời gian ngắn cũng cần lưu ý để cho vay. Vì đối với các hộ này khi vay được vốn họ thường mở rộng khả năng thu lợi một cách chắc chắn, khả năng thu lãi nhanh và cao hơn các hộ nghèo có thể giúp chương trình có thêm lãi để bù đắp vào những trường hợp rủi ro không thể thu hồi được vốn và lãi.

Về lãi suất ưu đãi nên được thực hiện theo từng loại đối tượng vay. Lãi suất là giá cả mua bán vốn trên thị trường. Do có tính nhạy cảm cao nên lãi suất ảnh hưởng đến qui mô và tốc độ giao dịch tín dụng. Trong quá trình phát triển kinh tế và phân hoá giàu nghèo xảy ra mạnh mẽ như hiện nay thì việc các TCTDQMN áp dụng lãi suất thị trường thường gây áp lực cho việc trả lãi và vốn gốc của các hộ gia đình có thu nhập trung bình, chứ chưa nói đến các hộ nghèo. Do vậy cần phải có áp dụng khung lãi suất hạ để tăng cường số người vay được vốn của chương trình này.

Về mức thuế, hiện nay các TCTDQMN đang phải chịu mức thuế Giá trị gia tăng như các tổ chức tín dụng khác, đã làm làm hạn chế khả năng tài chính, không khuyến khích các tổ chức TDQMN mở rộng hoạt động tín dụng dạng này, và thực chất là chi phí tín dụng (cho chương trình hoạt động có hiệu quả là khá cao) vì số người vay nhiều và thường là các khoản vay nhỏ.

Về thủ tục cho vay, cần đơn giản hoá hơn nữa các thủ tục vay vốn, phương thức giải ngân, cho vay. Để đơn giản hoá tối đa thủ tục cho vay vốn đối với các hộ gia đình nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ tính pháp lý về quan hệ dân sự ràng buộc trách nhiệm của người đi vay đối với người cho vay, ngân hàng và các TCTDQMN nên thực thiện như sau:

- Sử dụng sổ vay vốn sử dụng nhiều lần, có giá trị như một hợp đồng tín dụng có hiệu lực thường xuyên trong nhiều năm. Người giữ sổ này có thể được Ngân hàng và các tổ chức tín dụng miễn các bước thẩm định khi có nhu

cầu vay vốn mới. Khi muốn vay, chủ hộ chỉ cần nộp đơn xin vay được cộng tác viên tín dụng xác nhận tình hình kinh tế hộ bình thường (chứ không cần UBND Phường, Xã xác nhận), vì trong quan hệ dân sự cộng tác viên tín dụng có thể tham gia giải quyết tranh chấp tại toà với tư cách là người làm chứng. Bên cho vay nên lập một phiếu giải ngân kiêm giấy nhận nợ và kiêm phiếu chi hoặc phiếu chuyển khoản trên đó có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan.

- Cơ chế cho vay, việc bảo đảm tiền vay, hồ sơ thủ tục vay vốn của TCTDQMN cần thường xuyên điều chỉnh và cải tiến cho phù hợp với điều kiện thực tế, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình cho vay. Việc tìm những giải pháp hữu hiệu để vừa đảm bảo tăng doanh số vay vừa bảo đảm an toàn cho vốn vay là rất cần thiết. Tranh thủ sự hợp tác và quan tâm chỉ đạo của chính quyền phường xã nơi cho vay vốn và kết hợp với các ngành để để đa dạng hoá các hình thức cho vay (trực tiếp, thông qua các tổ chức đoàn thể, thông qua tổ nhóm vay, thông qua cộng tác viên tín dụng của chính quyền địa phương). Qua khảo sát và đánh giá chúng tôi thấy rằng việc thông qua các cộng tác viên tín dụng của địa phương kết hợp với việc hình thành các nhóm vay mang lại hiệu quả rất khả quan: các thành viên trong nhóm nâng cao được ý thức trách nhiệm, giám sát giúp đỡ lẫn nhau, góp ý xây dựng cho những nhóm viên thực hiện không đúng các cam kết vay vốn. Hình thức cho vay theo nhóm cho phép giảm thiểu lực lượng cán bộ tín dụng trong việc thực hiện chức năng đôn đốc khách hàng sử dụng vốn vay trả nợ và trả lãi vay đúng hạn.

- Thực hiện kéo dài thời hạn tham gia vay bằng cách tạo nhiều vòng vay với những khoản tiền tăng dần qua mỗi vòng vay mới. Làm điều này sẽ thu hút và giữ chân người vay, làm cho họ không có ý định từ bỏ chương trình này để sang chương trình khác. Vì nguyên tắc cho vay của TDQMN là bắt đầu với những khoản vay nhỏ sau đó tăng dần lên. Ưu điểm của việc này là

cán bộ tín dụng sẽ biết rõ khách hàng của mình hơn do vậy các thủ tục, thẩm định, thu tiền...sẽ được rút gọn làm giảm thời gian cũng như chi phí cho vay.

Về việc cho vay kết hợp với hỗ trợ kỹ thuật và tập huấn vay vốn: thực hiện chính sách này phải lưu ý rằng làm sao việc hỗ trợ - tập huấn kỹ thuật phải thực sự mang lại hiệu quả chứ không phải làm qua loa chiếu lệ cho có. Cần thực hiện chính sách này thông qua sự phối hợp giữa các tổ chức tín dụng với các ngành chức năng, các chương trình dự án được tài trợ. Mục đích là tăng hiệu quả sử dụng vốn vay, tăng khả năng thu hồi vốn

Một phần của tài liệu Tác động của tín dụng qui mô nhỏ đối với kinh tế hộ trên địa bàn thành phố huế (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w