Hoạt động TDQMN của các NGOs tại địa bàn Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Tác động của tín dụng qui mô nhỏ đối với kinh tế hộ trên địa bàn thành phố huế (Trang 46 - 48)

ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.4. Hoạt động TDQMN của các NGOs tại địa bàn Thừa Thiên Huế

Có nhiều NGOs đã triển khai chương trình tín dụng thiêng mô nhỏ trên địa bàn Thừa Thiên Huế trong nhiều năm qua. Sau đây là một số đặc điểm của các chương trình này được rút ra trong nghiên cứu đánh giá Chương trình phát triển nông thôn tổng hợp 1994-2004 tại Thừa Thiên Huế của Tổ chức NAV ( Nordic Assistance to Vietnam)[69].(Xem thêm phụ lục C)

- Tín dụng qui mô nhỏ không những cải thiện tình trạng kinh tế của hộ gia đình nhưng nó còn giúp cho các hộ gia đình đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số tại Thừa Thiên Huế nâng cao khả năng quản lý chi tiêu gia đình.

- Chương trình tín dụng qui mô nhỏ đặc biệt thành công ở các vùng có đa số người Kinh sinh sống, nhưng lại thất bại trong các vùng có người dân tộc thiểu số như Nam Đông và A Lưới (những hộ vay này đa số không có khả năng trả lại vốn vay). Kinh nghiệm thất bại được nhóm nghiên cứu liệt kê như sau:

+ Thất bại trong nuôi cá và chăn nuôi lợn do bị dịch bệnh.

+ Các thành viên trong gia đình đau ốm luôn hoặc mắc bệnh nặng. + Không có khả năng trả nợ do thu nhập hộ nằm dưới mức nghèo do nhà nước qui định.

+ Thiếu khả năng để hiểu rõ chương trình tín dụng do tác động của các đặc điểm văn hoá xã hội trong đó bao gồm việc người dân giúp đỡ lẫn nhau mà không tính tới việc sẽ được trả lại số tiền đã giúp đó.

+ Người vay cứ nghĩ rằng vốn vay là một dạng tài trợ của nhà nước cho người nghèo.

+ Một số người vay cho rằng đó là trợ giúp nên đã dùng tiền vay để xây nhà vệ sinh, nuôi heo, nhà tắm...mà không nghĩ sẽ trả lại tiền vay này. Một số khác thì nghĩ rằng họ chỉ phải trả lại một phần nhỏ trong tổng số vốn vay.

+ Thiếu sự hướng dẫn và tập huấn của nhân viên phụ trách tín dụng.

Các thành công của chương trình tín dụng qui mô nhỏ do NGOs tổng kết

- Tại huyện Nam Đông, tỉ lệ hộ nghèo đã giảm từ 65% (1993) xuống 46%(2003). Huyện A Lưới trong cùng thời gian này tỉ lệ hộ nghèo đã giảm từ 61% xuống còn 36,5% và còn 34% năm 2004. Tỉ lệ hộ nghèo của huyện Phong Điền từ 35% từ năm 1994 còn 19% (2004).

- Có 20% số phụ nữ vay vốn đã đạt được sự tiến bộ trong việc làm tăng thu nhập hộ gia đình một cách vững chắc và 70% trong số này đã thực sự thoát nghèo một cách bền vững.

- Điều kiện sống của các hộ gia đình vay vốn được cải thiện, tình trạng nghèo giảm đi rất nhiều.

- Chương trình tín dụng được triển khai cùng với nhiều chương trình hỗ trợ khác tập trung cho người nghèo như: cung cấp nước sạch, quản lý nguồn nước và đường sá trong khu vực dự án, xây trường học và trạm y tế và nhiều khoá huấn luyện nâng cao năng lực khác.

- Cải thiện tình trạng thiếu dinh dưỡng, mất vệ sinh an toàn thực phẩm và cải thiện môi trường sống ở những khu vực có triển khai chương trình tín dụng qui mô nhỏ.

- Đối tượng của Chương trình tín dụng tập trung phần lớn là phụ nữ nghèo và một số gia đình có trẻ em khuyết tật đã mang lại nhiều kết quả khả quan khác ngoài lĩnh vực kinh tế, đó là cải thiện tình hình về bình đẳng về giới - tăng quyền bình đẳng cho phụ nữ, nâng cao năng lực quản lý chi tiêu gia đình, gia tăng việc tham dự của phụ nữ trong các công việc cộng đồng...

Một phần của tài liệu Tác động của tín dụng qui mô nhỏ đối với kinh tế hộ trên địa bàn thành phố huế (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w