Ấn Độ: Liên kết các định chế tài chính và nhóm tương trợ

Một phần của tài liệu Tác động của tín dụng qui mô nhỏ đối với kinh tế hộ trên địa bàn thành phố huế (Trang 28 - 29)

Trong thập niên 1980, Ngân hàng quốc gia về NN&PTNT của Ấn Độ (NABARD) thông qua 150.000 tổ chức cho vay đã cấp tín dụng có trợ cấp có giá trị 2 tỉ USD cho 49 triệu hộ gia đình. Chương trình này có tỉ lệ trả nợ rất thấp, không đến được với nhiều người nghèo trong khi lại làm lợi cho những người có thể vay tiền qua các kênh khác. Phương pháp tín dụng trợ cấp đã làm giảm mức huy động tiết kiệm và tính tự lực của các định chế tài chính vi mô.

a) Hoạt động thông qua các định chế hiện có - ngân hàng, nhóm tương trợ, và tổ chức phi chính phủ(NGOs).

b) Giao quyền tự chủ cho tổ chức - các tổ chức tham gia được toàn quyền quyết định điều khoản cho vay.

c) Tổ chức tham gia tự phát triển vững mạnh - dùng chênh lệch lãi suất để trang trải chi phí.

d) Tự lực nguồn vốn bằng cách huy động tiết kiệm địa phương.

Từ năm 1992 -1997, số lượng các nhóm tương trợ tham gia chương trình tăng từ 255 lên 8.598 nhóm, trong đó 13% kết nối trực tiếp với các ngân hàng không cần sự hỗ trợ của NGO, 45% kết nối với các ngân hàng với sự hỗ trợ của NGOs, và 42% kết nối với các NGOs đóng vai trò trung gian tài chính.

Ngân hàng dự trữ Ấn Độ (RBI) cho phép các ngân hàng cho vay đối với các nhóm tương trợ không đăng ký và cho phép các nhóm tương trợ nhận tiền gửi tiết kiệm từ các thành viên của nhóm. RBI cũng đã bỏ quản lý điều tiết lãi suất. Mức chênh lệch lãi suất của các NH và NGO tham gia đạt trung bình 5,5%/năm. Các nhóm tương trợ tính lãi suất 2%/tháng cho người đi vay cuối cùng (so với lãi suất 10%/tháng của người cho vay lãi) và tái đầu tư lợi nhuận lãi suất vào quỹ cho vay của nhóm, nhờ đó tăng đáng kể khả năng tiếp cận tín dụng từ chính nguồn tiền nội bộ của mình.

Dù vẫn còn ở quy mô hạn chế, chương trình này đã thể hiện nhiều điểm thành công đáng phát huy như: tăng đáng kể lượng tiết kiệm ở nông thôn, giảm 40% chi phí giao dịch ngân hàng, giảm đáng kể chi phí giao dịch cho người đi vay, và đạt tỉ lệ trả nợ gần 40%.[5]

Một phần của tài liệu Tác động của tín dụng qui mô nhỏ đối với kinh tế hộ trên địa bàn thành phố huế (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w