Về dinh dưỡng và sức khoẻ

Một phần của tài liệu Tác động của tín dụng qui mô nhỏ đối với kinh tế hộ trên địa bàn thành phố huế (Trang 62 - 64)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHẢO LUẬN

3.2.3. Về dinh dưỡng và sức khoẻ

Số ngày ăn thịt cá trong tuần trung bình khá cao, thấp nhất là 2 lần trung bình là 3,5 lần trong tuần thể hiện mức sống dinh dưỡng khá tốt của người được phỏng vấn.

Bảng 3.6. Tình hình ăn uống của hộ gia đình vay vốn

Ăn rau xanh Phần trăm Đi chợ hàng ngày Phần trăm

Thường xuyên 94 Thường đi chợ 90

Không thường xuyên 6 Không thường đi 10 Trên 50 26,5 Trung học phổ thông 25,5

Tổng 100 Tổng 100

Uống thuốc Phần trăm Uống bia rượu Phần trăm

Thường uống thuốc 50 Thường uống 6,5

Không thường uống 50 Không thường uống 93,5

Tổng 100 Tổng 100

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả

Đa số người được phỏng vấn trong chương trình tín dụng qui mô nhỏ đều cho rằng họ không thường xuyên uống bia rượu hoặc hút thuốc thể hiện việc giữ gìn sức khoẻ khá tốt (phù hợp với độ tuổi trung bình của người vay vốn là trên 40 tuổi). Số % người uống thuốc trị bệnh thường xuyên là điều chúng ta quan tâm liên quan đến sức khoẻ và giữ gìn sức khoẻ của người vay vốn.

Có 94% số hộ thường ăn rau xanh hàng ngày, cũng có lẽ giá rau xanh rẽ và số lượng rất phong phú, là thức ăn không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân. Số người trả lời thường xuyên đi chợ là rất cao, có thể giải thích điều này do tâm lý và thói quen thích đi chợ hàng ngày của người dân

thành phố, hoặc trong nhà có người chăm lo nội trợ, thể hiện rõ ở con số có 90% hộ thường xuyên đi chợ hàng ngày.

Điều rất bất ngờ và thú vị là 50% số người được phỏng vấn trả lời họ có uống thuốc chữa bệnh hàng ngày. Điều này không phải nói lên tình trạng bệnh tật của số người được phỏng vấn mà thể hiện rằng người dân càng ngày càng quan tâm đến sức khoẻ của mình và sử dụng thuốc sớm để phòng trừ một số loại bệnh thông thường, hoặc là uống thuốc bổ dưỡng để tăng cường sức khoẻ.

Có 2,5% hộ gia đình có chí phí ăn uống chiếm dưới 20% thu nhập bình quân 1 tháng, 29% hộ có tỷ lệ này chiếm từ 20 đến 30%, trong khi 65% số hộ tỷ lệ này là trên 30 đến 40%. Chỉ có 3% số hộ được phỏng vấn trả lời rằng chi phí cho ăn uống chiếm từ 40 đến 50% tống thu nhập của gia đình, không có hộ nào nói rằng chi phí ăn uống cao hơn 50% thu nhập hộ gia đình.

Ở phần này chúng ta có thể tính được chí phí cho ăn uống trung bình của hộ gia đình chiếm 30-40% tổng thu nhập. Điều này thể hiện tình trạng kinh tế của các hộ vay tuy không nghèo nhưng cũng chưa phải thuộc diện kinh tế khấm khá. Do vậy rất cần vay vốn của CT tín dụng qui mô nhỏ.

Chi phí cho ăn uống chiếm một tỉ lệ khá lớn trong thu nhập chứng tỏ kinh tế hộ chưa thực sự có thu nhập lớn từ khoản thu nhập chính - hoặc là người dân đầu tư cho sức khoẻ thành viên gia đình nhiều.

Bảng 3.7 Chi phí ăn uống của hộ gia đình vay vốn

Chí phí ăn uống trong tổng thu nhập Tần suất Phần trăm

< 20% 5 2,5

Từ 20% - 30% 58 29,0

Trên 30% - 40% 130 65,0

Trên 40% - 50% 7 3,5

Tổng 200 100

Mức thấp 39 19,5

Mức trung bình 81 40,5

Mức khá 80 40,0

Tổng 200 100

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả

Chí phí ăn uống thấp nhất cho 1 người/tháng là 125.000 đồng, chi phí cao nhất là 600.000 đồng, mức trung bình là 331.243 đồng.

Nếu gọi chi phí trung bình ăn uống người/tháng theo như dưới đây dưới 250.000 đồng là mức thấp

từ 350.000 đồng trở lên là mức khá

từ 250.000 đến 350.000 đồng là mức trung bình thì ta có bảng 3.7 phân tích dưới đây được lập ở phần dưới.

Qua bảng 3.7 ta thấy số hộ có mức chí phí cho ăn uống mỗi người mức khá và trung bình xấp xỉ nhau.

Mức thấp chỉ chiếm 39 hộ chiếm 19,5%. Điều này chứng tỏ các gia đình

vay vốn phần lớn đã quan tâm tới sức khoẻ dinh dưỡng của các thành viên gia đình.

Nếu tính thêm một bảng để đánh giá việc chi phí ăn uống cho vùng nông thôn và thành thị (Xã và Phường) thì chúng ta sẽ có thêm một số nhận xét thú vị khác.

Có 87% chí phí mức thấp cho ăn uống nằm ở khu vực nông thôn, trong khi đó chi phí ăn uống ở mức cao thì thành thị chiếm tới 91,3%. Còn mức

trung bình thì phân bố đều cho cả thành thị và nông thôn tương ứng là 51,9%

và 48,1%. Điều này còn cho thấy giữa nông thôn và thành thị thì khoảng cách về chi phí cho ăn uống cách nhau xa. Phần lớn mức chi thấp tập trung ở nông thôn, còn mức chi phí cao thì tập trung ở thành thị.

Một phần của tài liệu Tác động của tín dụng qui mô nhỏ đối với kinh tế hộ trên địa bàn thành phố huế (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w