Đánh giá chung về tình hình tín dụng của các hộ vay

Một phần của tài liệu Tác động của tín dụng qui mô nhỏ đối với kinh tế hộ trên địa bàn thành phố huế (Trang 67 - 70)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHẢO LUẬN

3.3.1. Đánh giá chung về tình hình tín dụng của các hộ vay

3.3.1.1. Số người thường xuyên được vay tín dụng

Các kết quả nghiên cứu cho thấy số này chiếm 89,5% số người được vay vốn.

Bảng 3.11 Tình hình vay tín dụng của các hộ gia đình

Mức Số năm vay đến

năm 2005 (năm) Số tiền vay mỗi lần (triệu)

Trung bình 4,34 2,59

Thấp nhất 2 1,00

Cao nhất 8 4,00

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả

Ở đây chúng tôi tạm phân ra người vay dưới 3 năm là không thường vay tiền, số năm vay từ 4 năm trở lên gọi là thường vay. Số năm vay trung bình là 4,3 năm, thấp nhất là 2 năm, cao nhất là 5 triệu. Mức vay phổ biến là 3 triệu chiếm 42 %. Số tiền trung bình mỗi lần vay là 2,59 triệu đồng thấp nhất là 1 triệu, cao nhất là 4 triệu đồng.

3.3.1.2. Những nguồn vay được người vay sử dụng

Khi phỏng vấn nguồn vay được yêu thích sử dụng, chúng tôi nhận được câu trả lời là 0 và 1 cho nội dung thích và không thích.

Bảng 3.12 Những nguồn vay được người vay sử dụng

Nguồn QKKTL NHNoG HCCB HLV HND HPN HLHTN

% 75,50 45,50 20,50 23,00 69,50 63,00 00,00 Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả

Khi đánh giá số trung bình của các con số thống kê chúng tôi tính được và đi đến kết luận vốn của QKKTL được thích sử dụng nhất, vốn tiếp theo là của Hội Nông dân, kế đến là Hội Phụ nữ, Ngân hàng Nông Nghiệp. Chúng tôi cho rằng đó cũng là những con số đánh giá khách quan sự tích cực của các nguồn vốn hoạt động trên địa bàn thành phố.

Trong các nguồn giới thiệu vay vốn, theo kết quả điều tra như bảng 3.13 số nguồn giới thiệu người vay nhiều nhất là QKKTL, kế đến là Hội Nông dân, Ngân hàng NNoG, và Hội Phụ Nữ, các nguồn vốn còn lại giới thiệu cho vay rất ít.

Bảng 3.13. Nguồn giới thiệu vay vốn

Nguồn CTV QKKTL CBTD NHNoG Cán bộ phường, xã HCCB HLV HND HPN % 67,50 48,50 25,50 20,00 29,00 64,50 47,50 Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả

3.3.1.4. Chi phí vay tiền của CTTDQMN

Nói tới chi phí vay vốn, theo báo cáo của một số NGOs ở một số nơi, người dân thường phải trả một số chi phí nhỏ để vay được vốn. Thử xem xét vấn đề này qua kết điều tra đã tiến hành ở Thành phố Huế qua bảng 3.14.

Bảng 3.14. Mức chi phí để vay được tiền

Mức chi phí Tần suất % Không đáng kể 136 68,0 Đáng kể 0 0 Không mất gì 62 31,0 Chi phí tự nguyện 2 1,0 Tổng 200 100,0

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả

Có 68% số người được hỏi nói rằng chi phí để vay vốn là không đáng kể, 31% nói họ không mất chi phí gì, 1% nói chí phí là tự nguyện. Không có ai nói rằng chi phí để được vay vốn là đáng kể cả. Phải nói rằng, các tổ chức tín dụng cho vay vốn đã thực sự vì lợi ích của người dân, các cán bộ tín dụng không vòi vĩnh, gây khó dễ cho người dân khi hướng dẫn các thủ tục vay vốn. Đây là một nét ưu điểm của chương trình TDQMN.

Phân tích trên chứng tỏ rằng, việc tuyên truyền thông tin tín dụng đến mọi người dân được tiến hành công khai và rộng rãi, thông tin đầy đủ, làm cho người dân có đầy đủ mọi thông tin để quyết định vay vốn của chương trình nào cho có hiệu quả. Một điều mà không phải bất cứ chương trình tín dụng ở các địa phương nào cũng làm được. Đây cũng là một yếu tố để làm cho chương trình có thể phát triển bền vững, đáng được ghi nhận và duy trì.

3.3.1.5. Các điều kiện vay vốn được người vay quan tâm nhất

Điều kiện được quan tâm nhất là mức lãi suất cho vay, theo bảng 3.15

điều này có ý nghĩa rất thực tế, vì hiện nay có rất nhiều chương trình cho vay vốn tín dụng qui mô nhỏ triển khai trên địa bàn thành phố Huế, mỗi chương trình vay có một mức lãi suất khác nhau tuỳ theo mục đích hoạt động của nhà tài trợ, việc lựa chọn mức lãi suất sao cho hợp lý nhất là điều rất dễ hiểu.

Bảng 3.15. Mối quan tâm khi vay vốn Mối

quan tâm

Uy tín chất lượng dịch vụ vay

Nơi cho vay gần nhà, nơi làm việc Mức lãi suất cho vay Số tiền vay và thời hạn vay % 23,00 42,50 78,00 59,00

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả

Sau mức lãi suất cho vay, người vay quan tâm đến số tiền vay và thời hạn cho vay. Thời hạn vay càng dài, số tiền càng lớn thì người dân càng thích vay. Vì thành phố Huế có diện tích nhỏ hẹp, nên việc cho vay gần nhà hoặc gần nơi làm việc không được đặt thành vấn đề. Chất lượng dịch vụ của vốn vay cũng không phải là mối quan tâm lớn của người vay.

Một phần của tài liệu Tác động của tín dụng qui mô nhỏ đối với kinh tế hộ trên địa bàn thành phố huế (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w