ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hộ
Trong những năm qua, kinh tế thành phố không ngừng tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế phát triển đúng hướng, các thành phần kinh tế phát triển năng động, thu hút đầu tư, phát huy thế mạnh thành phố văn hoá-du lịch dịch vụ- thương mại-CN-TTCN.
Tăng trưởng GDP bình quân đầu người đạt 11%/năm GDP bình quân đầu người đạt 850 USD.[25]
Đầu tư phát triển CN-TCN tạo được hàng hoá có sức cạnh tranh đáp ứng nhu cầu trong nước và góp phần xuất khẩu; tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn năm 2005 là 815 tỷ, bình quân tăng 15,2 %. Giá trị sản xuất các thành phần do thành phố quản lý bình quân tăng 25%. Hiện nay có 5251 cơ sở sản xuất CN-TTCN tăng 71% so đầu nhiệm kỳ, thu hút trên 10.200 lao động; giá trị hàng xuất khẩu năm 2005 đạt 10,5 triệu USD, cụm công nghiệp, làng nghề đang được mở rộng, từng bước đưa ra các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra ngoài thành phố.[25]
Ngành du lịch đã thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế nên có bước phát triển nhanh, chất lượng tốt và đa dạng. Doanh thu du lịch 2005 ước tính đạt 480 tỷ đồng, tăng 2,5 lần so năm 2000, tăng bình quân 20%/năm. Lượng khách đến Huế đạt 850.000 lượt người, tăng 1,8 lần so năm 2000 (trong đó khách nước ngoài ước đạt 400.000 người). Hiện có 29 khách sạn được Tổng cục du lịch gắn sao với 1.484 phòng, 2923 giường, trong đó có 1 khách sạn 5 sao, 3 khách sạn 4 sao, 3 khách sạn 3 sao, 9 khách sạn 2 sao...ngoài ra năng lực đón khách còn được bổ sung thêm các nhà nghỉ tư nhân và hàng trăm nhà dân được nâng cấp đưa vào sử dụng.[25]
Hệ thống ngân hàng, bảo hiểm tài chính phát triển mạnh; 3 ngân hàng cổ phần mới đưa vào hoạt động, tăng năng lực, khả năng cạnh tranh và tạo thuận lợi trong giao dịch tài chính vốn đầu tư.
Bưu chính viễn thông mở rộng đầu tư và hiện đại hoá, tạo ra nhiều loại hình dịch vụ mới; đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc trong và ngoài nước nhanh, tiện lợi. Tỷ lệ máy điện thoại đạt 12 máy/100 dân.
Giao thông vận tải và các dịch vụ kỹ thuật phát triển đa dạng.
Thương mại phát triển khá phong phú: hoạt động có qui mô ngày càng lớn, thị trường rộng, tổng mức bán lẻ hàng năm tăng nhanh, năm 2005 ước đạt 2.600 tỷ đồng, thu hút trên 22.400 lao động, tăng 1,47 lần so với năm 2000. [25]
Đã hình thành nhiều phố thương mại-dịch vụ. Các doanh nghiệp, HTX hoạt động có hiệu quả; các chợ được nâng cấp, 7 chợ được xây dựng mới; đang chuẩn bị dự án để xây dựng siêu thị và tiếp tục xây dựng nâng cấp các chợ ở phường xã, đồng thời sắp xếp, giải toả chợ tạm, chợ cóc, góp phần thực hiện văn minh thương mại.
Về nông nghiệp và nông thôn, mặc dù bị ảnh hưởng thiên tai, diện tích sản xuất nông nghiệp giảm mạnh, nhưng quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn: chuyển dịch theo cơ cấu kinh tế đô thị đã đạt được những kết quả tốt. Sản xuất nông nghiệp ước tăng bình quân 2,84%, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 25 triệu đồng/ha, tăng 1,4 lần so với năm 2000. [25]
Đầu tư chuyển đổi cây trồng vật nuôi và phát triển ngành nghề, ứng dụng khoa học công nghệ ở nông thôn chuyển biến tích cực nhằm tạo ra giá trị cao, đặc biệt cây thanh trà đã tạo ra giá trị lớn 100 triệu đồng/năm/ha. Chương trình kiên cố hoá kênh mương thực hiện từ được 46,7 km. Đầu tư kết cấu hạ tầng nông thông theo hướng đô thị hoá: Điện, nước, trường học, chợ, giao thông nông thôn, trạm xá, góp phần nâng cao chất lượng đời sống dân cư.[25]
Thành phố đã chủ động trong thực hiện đúng các chủ trương chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN làm cho các thành phần kinh tế không ngừng phát triển mạnh, sản xuất và kinh doanh dịch vụ đa dạng, có hiệu quả. Thực hiện sắp xếp cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện chuyển đổi HTX đã có những biến đối trong sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Kinh tế tư nhân phát triển năng động thu hút nhiều vốn đầu tư và giải quyết nhiều lao động có việc làm. Kinh tế tư nhân và cá thể tăng mạnh chiếm tỷ trọng 70% các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Liên doanh trong và ngoài nước có sự chuyển biến tích cực góp phần tạo năng lực sản xuất kinh doanh dịch vụ phát triển.
Bảng 2.1. Chỉ số phát triển các ngành kinh tế của thành phố 2003-2005 Đvt: (%)
Phân theo ngành KT Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
1. Nông nghiệp 112,63 112,81 114,63
2. Công nghiệp 113,8 120,3 140,0
3. XDCB 111,35 131,62 160,65
4. Dịch vụ 152,7 159,2 170,0
Nguồn: Tài liệu Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Huế lần thứ IX-2005
Trong một thời gian dài, nhà nước có nhiều chủ trương phù hợp để huy động và tạo điều kiện cho các chương trình qui mô nhỏ hoạt động nhằm thu hút vốn tín dụng cho các địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy hoạt động của các tổ chức tín dụng qui mô nhỏ ngày càng phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu, nhiều tổ chức đoàn thể địa phương đã tích cực cùng nhà nước triển khai nhiều dự án cho vay, như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Làm vườn, Hội Cựu Chiến Binh cùng nhiều tổ chức NGO khác. Đời sống của một số bộ phận dân cư có thu nhập thấp nhờ thế đã có sự cải thiện đáng kể, từng bước đi vào ổn định hướng tới phát triển tự lập.
Bảng 2.2. Biến động dân số năm 2003-2005
Năm Tổng số Phân theo giới tính Phân theo thành thị
Nam Nữ Thành thị NT
2003 316.315 153.637 162.678 256.151 60.1642004 321.060 155.942 165.118 259.994 61.066 2004 321.060 155.942 165.118 259.994 61.066 2005 325.876 158.281 167.595 263.894 61.982 Nguồn: Tài liệu Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Huế lần thứ IX-2005
Tuy nhiên, đi vào đặc điểm kinh tế xã hội liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu trong luận văn này chúng tôi thấy rằng những người được vay vốn TDQMN chưa phải thuộc những người nghèo nhất, mà chỉ là những người nghèo có khả năng trả được lãi và nợ gốc, được sự bảo lãnh và xác nhận của chính quyền địa phương. Như vậy còn một bộ phận dân cư thuộc loại nghèo thực sự chưa vay được vốn tín dụng. Đó cũng chính là do chính sách của tổ chức cho vay có tiêu chí thu được gốc và lãi đồng thời duy trì sự phát triển bền vững của chương trình. Như vậy đã tạo ra một sự phân hoá bất bình đẳng trong việc vay vốn tín dụng quy mô nhỏ, và nhà nước với vai trò quản lý vĩ mô cần phải có những chính sách để điều tiết và giải quyết vần đề bất bình đẳng này.
Trong 5 năm qua chính sách xã hội được coi trọng. Phong trào đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động nhân đạo, từ thiện có chiều sâu, thiết thực và cụ thể: quy tập được nhiều mộ liệt sĩ và nâng cấp nghĩa trang liệt sĩ, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, chăm sóc thương binh, lập quỹ đền ơn đáp nghĩa.... Trong 5 năm qua đã xây đã xây dựng mới 1.183 và sửa chữa 918 nhà tình nghĩa và nhà tình thương, tặng 1.731 sổ tiết kiệm. Giúp đỡ nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho gia đình chính sách và gia đình nghèo. Trợ cấp người neo đơn, tàn tật, chăm sóc trẻ em mồ côi, lang thang ở các trung tâm nuôi dạy từ thiện, nhân đạo: khắc phục hậu quả thiên tai đối với gia đình bị nạn.
Đặc biệt thành phố Huế đã thực hiện tốt chương trình xoá đói giảm nghèo năm 2000 có 7,45% hộ nghèo, đến nay còn 1,63% (1.023 hộ), xây
dựng 620 nhà tình thương và sửa chữa 918 nhà, tái định cư 220 hộ vạn đò. Giải quyết việc làm bình quân năm 6.300 lao động, lao động được đào tạo nghề tăng từ 39% năm 2000, lên 53% năm 2005.[25]
Những đặc điểm kinh tế xã hội trên có mối quan hệ rất chặt chẽ với đặc điểm của vấn đề nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ này. Hộ người nghèo thấp làm cho việc cho vay tín dụng tập trung vào một số hộ cận nghèo hoặc có khả năng tái nghèo vay vốn chứ không phải là người thực nghèo vay.