§Æc ®iÓm kinh tÕ – x· héi [12]

Một phần của tài liệu Một số giải pháp xâm nhâp và mở rộng thị trường thức ăn chăn nuôi của công ty ESAT HOPE việt nam tại bắc ninh (Trang 50 - 51)

3 §Æc ®iÓm ®Þa bµn vµ ph− ¬ng ph¸p nghiªn cøu

3.2.2 §Æc ®iÓm kinh tÕ – x· héi [12]

Cùng với sự phát triển của cả n−ớc, trong những năm qua kinh tế Bắc Ninh có những b−ớc phát triển đáng kể. Sản xuất hàng hoá đang phát triển, có cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo h−ớng tiến bộ. Sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất l−ơng thực tăng tr−ởng cao. Công nghiệp, dịch vụ nhất là công nghiệp nông thôn đ−ợc phát triển thích ứng dần với cơ chế thị tr−ờng. Sản xuất kinh doanh phát triển đều cả về quy mô và chất l−ợng. Đặc biệt hệ thống 61 làng nghề truyền thống nh− đúc đồng (Đại Bái – Gia Bình), sắt thép (Gia Hội – Từ Sơn), gỗ mỹ nghệ (Đồng Kỵ – Từ Sơn)… đã và đang phát triển thành thế mạnh và tiềm năng lớn góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế của Bắc Ninh. Đồng thời với hàng loạt địa danh gắn liền với di tích lịch sử – văn hoá và con ng−ời Kinh Bắc, Bắc Ninh đang ngày càng hấp dẫn du khách trong và ngoài n−ớc tới tham quan du lịch.

Trong những năm qua kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh đã có b−ớc phát triển, tổng sản phẩm GDP tăng BQ 12,9%. Trong đó: nông nghiệp tăng BQ 6,2%; công nghiệp – xây dựng cơ bản tăng 23,0%; th−ơng mại và du lịch tăng 12,1%; kim ngạch xuất khẩu tăng BQ 24,5%; kim ngạch nhập khẩu tăng BQ 18,6%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo h−ớng CNH, HĐH từng b−ớc nâng cao hiệu quả nền kinh tế. Từ năm 1996 đến 2002 tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 46% xuống còn 31,8%; công nghiệp - xây dựng tăng từ 24,1% lên 40,4%; dịch vụ từ 29,9% xuống còn 27,8% [6].

Cùng với các địa ph−ơng trong cả n−ớc giai đoạn từ nay đến năm 2010 là giai đoạn quan trọng để nền kinh tế tỉnh Bắc Ninh b−ớc vào thời kỳ CNH, HĐH. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 của tỉnh đ−ợc xác định nh− sau: Phấn đấu nhịp độ tăng tr−ởng GDP BQ hàng năm thời kỳ 2001-2010 đạt 13%, đ−a GDP BQ đầu ng−ời đạt mức TB của cả n−ớc. Chủ động chuyển

dịch cơ cấu kinh tế theo h−ớng CNH trên cơ sở công nghiệp mới, tạo sức cạnh tranh trên thị tr−ờng trong và ngoài n−ớc. Phấn đấu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo tỷ lệ nông nghiệp chiếm khoảng 17,5%; công nghiệp và xây dựng 42% (riêng công nghiệp 29,3%) và dịch vụ 40,5% vào năm 2010 (tính theo giá năm 1994) [40].

Một trong những giải pháp để đạt đ−ợc mục tiêu đề ra cho ngành nông nghiệp là hình thành các vùng cây, con có giá trị th−ơng mại theo h−ớng chuyên môn hoá nh− vùng rau sạch, rau xuất khẩu, cây công nghiệp ngắn ngày, vùng trồng hoa, vùng chăn nuôi bò, cá, con đặc sản… đ−a chăn nuôi trở thành một ngành chính.

Nguồn nhân lực của Bắc Ninh khá dồi dào. Dân số năm 2001 là 960.500 ng−ời, trong đó số ng−ời có khả năng lao động là 484.900 ng−ời chiếm 50%. Trung bình mỗi năm số ng−ời b−ớc vào độ tuổi lao động tăng từ 10 nghìn đến 15 nghìn ng−ời. Số lao động đã qua đào tạo chiếm 18%.

Về văn hoá xã hội: Bắc Ninh là miền quê của chùa, tháp, lăng miếu, đền đài, quê h−ơng của lễ hội và sinh hoạt văn hoá dân gian nổi tiếng. Nét nổi bật trong truyền thống văn hiến của ng−ời kinh Bắc là truyền thống hiếu học và khoa bảng. Trong thời phong kiến, suốt hơn 800 năm khoa cử chữ Hán, Bắc Ninh là nơi sản sinh ra hơn 600 vị tiến sỹ. Trong đó có rất nhiều ng−ời đã thành các nhân vật lịch sử, danh nhân văn hoá nh− Lê Văn Thịnh, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Đăng Đạo, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Cao… họ không chỉ là những nhà chính trị, quân sự, ngoại giao và còn là những nhà văn, nhà thơ tiêu biểu cho nền văn hiến Kinh Bắc [40].

Một phần của tài liệu Một số giải pháp xâm nhâp và mở rộng thị trường thức ăn chăn nuôi của công ty ESAT HOPE việt nam tại bắc ninh (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)