Kh¸i qu¸t chung vÒ thøc ¨n ch¨n nu«i

Một phần của tài liệu Một số giải pháp xâm nhâp và mở rộng thị trường thức ăn chăn nuôi của công ty ESAT HOPE việt nam tại bắc ninh (Trang 34 - 40)

2 C¬ së lý luËn vµ thùc tiÔn

2.2.1 Kh¸i qu¸t chung vÒ thøc ¨n ch¨n nu«i

2.2.1.1 Vai trò của thức ăn chăn nuôi

Từ những ngày đầu của sự hình thành và phát triển cộng đồng ng−ời, con ng−ời đã biết tổ chức chuyển từ săn bắt sang thuần phục, nuôi d−ỡng súc vật để phục vụ cuộc sống của mình và từ đó đã hình thành nên ngành chăn nuôi.

Trải qua hàng nghìn năm phát triển, ngành chăn nuôi đến nay vẫn giữ một vị trí quan trọng và là một ngành không thể thiếu đ−ợc trong đời sống con ng−ời. Điều đó đ−ợc thể hiện: cung cấp thực phẩm nh− trứng, thịt, sữa…; cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp: công nghiệp may mặc, công nghiệp d−ợc…

Ngày nay, khoa học công nghệ phát triển nên đã đóng góp rất nhiều cho các ngành trong nền kinh tế. Với ngành chăn nuôi công nghiệp chế biến TACN đã có những đóng góp đáng kể tạo ra một năng suất cao và phục vụ tốt hơn nhu cầu của đời sống của con ng−ời.

TACN giữ vai trò quan trọng trong ngành chăn nuôi và nền kinh tế: - TACN là nguồn đầu vào của quá trình đầu t−, là cơ sở ban đầu thúc đẩy quá trình tăng tr−ởng và phát triển của vật nuôi, là cơ sở để xác định ph−ơng thức chăn nuôi của chủ trang trại, hộ chăn nuôi.

- Góp phần thay đổi tập quán chăn nuôi: với sự ra đời của TACN mà tập quán chăn nuôi đ−ợc chuyển từ chăn nuôi truyền thống là nguồn thức ăn của vật nuôi đ−ợc tận dụng từ phế phẩm của ngành chế biến, sinh hoạt… với số l−ợng ít, chăn nuôi nhỏ lẻ sang một h−ớng chăn nuôi hiện đại và quy mô.

- Tạo ra một năng suất cao: nếu nh− tr−ớc đây theo ph−ơng thức truyền thống nguồn thức ăn không đủ chất dinh d−ỡng cần thiết cho sự phát triển của vật nuôi thì ngày nay TACN là một công cụ đột phá cho sự phát triển mạnh, nhanh của ngành chăn nuôi. Với nguồn thức ăn đ−ợc chế biến theo nhu cầu dinh d−ỡng của vật nuôi nên đã tạo ra đ−ợc sức tăng tr−ởng lớn trong vật nuôi. Từ đó mà cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm phục vụ cho đời sống con ng−ời. Ngoài sức tăng tr−ởng lớn trong vật nuôi cho một năng suất cao mà nhờ có TACN nguồn lao động đ−ợc sử dụng cho ngành chăn nuôi giảm một cách đáng kể. Nếu nh− theo ph−ơng thức truyền thống nguồn thức ăn phải đ−ợc nấu chín, l−ợng thức ăn tiêu tốn nhiều nên mất rất nhiều thời gian và công sức cho việc phục vụ chăn nuôi thì ngày nay khi sử dụng thức ăn công nghiệp thì l−ợng lao động sử dụng ít hơn và l−ợng thức ăn tiêu tốn cũng ít hơn. Nh− vậy, năng suất lao động không chỉ tăng lên ở khối l−ợng sản phẩm tạo ra mà còn đ−ợc tăng lên nhờ vào việc sử dụng ít công lao động hơn.

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế: nhờ có TACN mà l−ợng lao động đ−ợc sử dụng trong ngành chăn nuôi giảm nên đã tạo ra một nguồn lực dự trữ cho ngành công nghiệp và dịch vụ. Trong ngành nông nghiệp, ngành chăn nuôi cũng đang dần là mục tiêu cho sự chuyển dịch lao động. Vì xuất phát từ đặc thù của ngành trồng trọt là phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, nằm trải

trong thời gian nông nhàn ng−ời nông dân chuyển sang chăn nuôi.

- Góp phần giảm thiểu ô nhiễm: tạo ra sự cân bằng giữa cung và cầu về các sản phẩm từ chăn nuôi, tạo tiền đề cho sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến, giảm ô nhiễm môi tr−ờng do không tập trung gây ra…

2.2.1.2 Phân loại thức ăn chăn nuôi

Có nhiều cách phân loại thực liệu làm TACN dựa theo giá trị năng l−ợng của thực liệu: căn cứ vào nguồn gốc, dựa trên thành phần hoá học hoặc giá trị dinh d−ỡng… [30].

a, Phân loại theo giá trị năng l−ợng của thực liệu

Theo chỉ tiêu này ng−ời ta chia chúng thành hai nhóm: thức ăn tinh (thức ăn đậm đặc) và thức ăn thô (thức ăn hỗn hợp).

Theo các nhà khoa học Nhật, thức ăn tinh là khi giá trị năng l−ợng của thực liệu t−ơng đ−ơng với 45% đơn vị tinh bột hoặc hơn và là thức ăn thô khi thấp hơn.

Theo các chuyên gia Liên Xô khi 1kg thực liệu chứa ít hơn hoặc bằng 0,6 đơn vị thức ăn (<1500 kcal ME) thì đ−ợc xếp vào nhóm thức ăn thô, ng−ợc lại thuộc về thức ăn tinh.

Theo quy định về thức ăn của Canada thì một thức ăn năng l−ợng chứa hơn 20% Protein và d−ới 18% xơ là thức ăn tinh và ng−ợc lại là thức ăn thô.

b, Phân loại thức ăn theo nguồn gốc

Dựa vào nguồn gốc của thực liệu ta có thể chia chúng thành các nhóm thức ăn: thực vật, động vật, khoáng vật, vi sinh vật và tổng hợp hoá học.

Thức ăn gốc thực vật bao gồm tất cả các loại thức ăn xanh, các sản phẩm chế biến chúng để tồn trữ (cỏ khô, cỏ ủ xanh, cỏ làm héo ủ chua, bột cỏ và cỏ cắt đoạn), phụ phẩm trồng trọt (rơm, cùi bắp, thân lá còn lại sau khi thu hoạch sản phẩm chính), khoai củ và các phụ phẩm của ngành rau quả (ngọn củ cải, cà rốt, lá bắp cải già), các loại quả (d−a, bầu, bí), các loại hạt, các phụ

phẩm ngành xay xát, làm bột, ép dầu, mía đ−ờng, chế biến bia, tinh bột, công nghiệp r−ợu…

Thức ăn gốc động vật nh− sữa và các sản phẩm của ngành chế biến sữa, các phụ phẩm chế biến thịt, đóng hộp cá, thứ phẩm của ngành chăn nuôi gia cầm, phế phẩm của lò ấp, của công nghiệp chế biến lông, len và da động vật.

Nhiều ngành công nghiệp khác nhau cung cấp cho ngành chăn nuôi các thức ăn bổ sung khoáng, men TACN, các chế phẩm vitamin, các chế phẩm có chứa nitơ (urê, muối ammonium, các acid amin), kháng sinh, các chế phẩm enzym, hormon…

c, Phân loại thức ăn theo các tính chất lý hoá và cách sử dụng thông th−ờng

Đây là cách phân loại TACN quốc tế do Harris và Harris Etal, đề nghị cùng với danh pháp đã đ−ợc chấp thuận bởi mạng l−ới các trung tâm thông tin quốc tế về TACN, Uỷ ban nghiên cứu (NRC) trực thuộc viện hàn lâm khoa học Mỹ cũng đề ra cách phân loại dựa theo tiêu chuẩn này.

Các thực liệu đ−ợc phân nhóm thành 8 hạng loại dựa theo các đặc điểm lý hoá và ph−ơng pháp sử dụng chúng trong khẩu phần đ−ợc phối hợp. Do sự cần thiết, các hạng loại này có tính chất khuyến cáo và trong các tr−ờng hợp ngoại lệ một thức ăn sẽ đ−ợc xếp cho một hạng tuỳ thuộc vào cách sử dụng phổ biến của nó. Tính theo chất khô, các thức ăn chứa hơn 18% xơ thô hoặc 35% vách tế bào thì đ−ợc xếp vào thức ăn thô, những thức ăn chứa d−ới 20% protein và d−ới 18% xơ thô đ−ợc xếp loại thức ăn năng l−ợng và những thức ăn chứa trên 20% protein thì xếp loại thức ăn bổ xung protein [30].

d, Phân loại thực dụng

Trong thực tiễn chăn nuôi ta có thể phân các thực liệu thành các nhóm sau đây:

1. Thức ăn nhiều n−ớc (Succelents): thức ăn xanh, thức ăn ủ chua, khoai củ, quả mọng.

2. Thức ăn thô khô (roughages): cỏ khô, rơm, thân khô. 3. Thức ăn tinh (concentrates):

• Gốc thực vật giàu năng l−ợng: hạt và phụ phẩm. • Gốc thực vật giàu đạm: bánh dầu, hạt họ đậu.

• Gốc động vật: sữa và các sản phẩm chế biến, bột cá, bột thịt x−ơng. • Thức ăn hỗn hợp.

4. Thức ăn khoáng: muối ăn, bột vỏ sò, bột x−ơng, các phosphat, muối vi l−ợng.

5. Các vitamin và premix.

6. Các thức ăn khác: mật đ−ờng, bã r−ợu, bã bia, nấm men.

2.2.1.3 Đặc điểm của thức ăn chăn nuôi

Tuỳ thuộc vào từng thời kỳ phát triển của vật nuôi mà có các loại thức ăn với các chỉ tiêu dinh d−ỡng khác nhau. Tuy nhiên, ng−ời chăn nuôi quan tâm các chỉ tiêu quan trọng: năng l−ợng, đạm, can xi, phốt pho, các vitamin và khoáng vi l−ợng. Trong đó năng l−ợng bao gồm: nhiệt năng và cơ năng [30].

- Nhiệt năng sinh ra giúp cơ thể chống lạnh giá của môi tr−ờng

- Cơ năng giúp cơ thể hoạt động (từ nhịp đập của tim, sự co bóp dạ dầy, hoạt động của các chi…). Nếu thức ăn cung cấp thiếu năng l−ợng con vật sẽ chống chịu bệnh tật và yếu tố môi tr−ờng (nóng lạnh…) kém và sẽ ốm yếu. Nếu thức ăn cung cấp thừa năng l−ợng con vật sẽ ăn ít đi (nó nạp đủ năng l−ợng sẽ không ăn nữa). Do đó, thiếu các chất dinh d−ỡng cần thiết thì con vật sẽ trở nên nhiều mỡ, nhỏ con (năng l−ợng thừa sẽ chuyển thành mỡ dữ trữ), điều bất lợi là có thể biến đạm thành mỡ và sản phẩm trở nên kém giá trị.

- Đạm (protit): là một d−ỡng chất quan trọng vì nó tham gia chính vào sự tạo cơ thể (từ tạo thịt, máu đến kháng thể). Cơ thể phát triển tốt, con vật tăng trọng nhanh và tạo kháng thể cao thì con vật mới có khả năng kháng bệnh tốt. Đạm đ−ợc tạo bởi một đơn vị đạm hay một chuỗi, đ−ợc tạo bởi ít hay

nhiều acidamine (có 21 loại) và kết cấu lại theo một tỉ lệ nhất định đặc tr−ng cho từng loại mô và di truyền của giống loài.

- Canxi (C), phốt pho (P): Cơ thể có 4% là khoáng nh−ng chủ yếu là C và P (x−ơng có 99% C,P). Các khoáng khác chiếm một tỷ lệ rất nhỏ gọi là khoáng vi l−ợng. C và P tham gia vào tạo x−ơng và duy trì x−ơng; giúp tăng trọng và sử dụng tốt thức ăn; giúp tạo vỏ trứng; giúp làm đông máu; giúp hoạt động x−ơng, co cơ, co bóp, co chằng…

Ngoài ra, các loại Vitamin và khoáng chất tuy tham gia với một l−ợng rất nhỏ nh−ng chúng giữ vai trò hết sức quan trọng vì nếu thiếu sẽ gây rối loạn tiêu hoá, hạn chế quá trình sinh tr−ởng và phát triển của vật nuôi.

Cũng nh− nhiều sản phẩm khác, TACN đ−ợc cấu tạo bởi 3 mức: sản phẩm cốt lõi, sản phẩm cụ thể và sản phẩm phụ giá.

- Cốt lõi của sản phẩm TACN là loại nguyên liệu dùng làm nguồn dinh d−ỡng cung cấp năng l−ợng cho vật nuôi. Các thành phần chính cấu tạo nên cốt lõi TACN là prôtêin, canxi, phốtpho, lysine… và chất phụ gia nh− chất tạo màu, mùi vị, kháng sinh, chất ôxi hoá. Tuỳ theo loại thức ăn: loại bột hay loại viên và cách thức sử dụng cho từng loài vào từng thời điểm khác nhau của vật nuôi mà cơ cấu hàm l−ợng của mỗi chất trên có sự thay đổi.

- Sản phẩm cụ thể: là sản phẩm mà cốt lõi của nó đã đ−ợc đóng bao và trang trí. Bao bì của sản phẩm TACN th−ờng có 2 lớp: lớp trong là những lớp bao nilon, lớp bao ngoài là các bao lớn dễ dàng trong khâu vận chuyển.

Trên bao bì TACN đ−ợc giới thiệu một cách cụ thể về các thông tin nh− công ty sản xuất, ngày sản xuất, hạn dùng, tên sản phẩm, trọng l−ợng, thành phần dinh d−ỡng và những hình ảnh trang trí, biểu t−ợng…

- Sản phẩm phụ giá: là sản phẩm sau khi đã đ−ợc hỗ trợ, vận chuyển, bảo hành điều này làm tăng uy tín và sự tin t−ởng tiêu dùng các sản phẩm của nhà sản xuất.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp xâm nhâp và mở rộng thị trường thức ăn chăn nuôi của công ty ESAT HOPE việt nam tại bắc ninh (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)