Kết luận và khuyến nghị

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi cổ phẩn và giải pháp hỗ trợ các công ty cổ phần thuộc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nội (Trang 112 - 115)

5.1. Kết luận

Từ những nghiên cứu thực tiễn nh− trên, chúng tôi đi đến một số kết luận nh− sau:

(1) Cổ phần hoá đã có những tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Do xác định rõ ràng về sở hữu của các cổ đông khi cổ phần hoá nên quyền lợi, trách nhiệm của cổ đông và của doanh nghiệp cũng rõ ràng hơn, từ đó hạn chế đ−ợc tình trạng thất thoát vốn, tài sản th−ờng thấy trong DNNN. Ưu điểm của cổ phần hoá thể hiện ở chỗ tất cả các DNNN chuyển đổi theo hình thức này đều không sa thải ng−ời lao động (trừ một số tr−ờng hợp tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động), đồng thời một bộ phận ng−ời lao động đã trở thành cổ đông của doanh nghiệp, nên quyền lợi và trách nhiệm của họ gắn chặt với quyền lợi và trách nhiệm của công ty. Cổ phần hoá đã thu hút thêm một l−ợng vốn khá lớn của các cá nhân, pháp nhân thuộc các thành phần kinh tế để đầu t− chiều sâu, đổi mới công nghệ, nhờ đó mà nâng cao hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Phần vốn nhà n−ớc tại các doanh nghiệp cổ phần hoá đ−ợc xác định lại một cách rõ ràng, minh bạch hơn, đ−ợc đánh giá đúng hơn, nên vốn nhà n−ớc đã tăng lên so với sổ sách kế toán, đồng thời tăng lên sau cổ phần hoá.

(2) Chuyển một bộ phận doanh nghiệp nhà n−ớc thành công ty cổ phần đã đ−ợc khẳng định trong nhiều nghị quyết của Đảng. Theo Nghị quyết Trung −ơng ba mới đ−ợc ban hành thì đây là một biện pháp quan trọng trong các biện pháp để tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả của các doanh

(3) Sau cổ phần hoá, các doanh nghiệp không những bảo toàn mà còn tăng đáng kể vốn, các chỉ tiêu tài chính đều tăng, ng−ời lao động tiếp tục có việc làm và tăng thu nhập, điều đó cho thấy đây là chủ tr−ơng đúng đắn của Đảng và nhà n−ớc, đáp ứng đ−ợc nhu cầu thực tiễn của cải cách DNNN và giải quyết việc làm, thu nhập cho ng−ời lao động.

(4) Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, các doanh nghiệp sau chuyển đổi còn gặp một số trở ngại, khó khăn về tiếp cận các nguồn lực, một số vấn đề bất bình đẳng giữa DNNN và Công ty cổ phần; DNNN sau cổ phần hoá ch−a thực sự chủ động và chuyển mình theo sự vận động của thị tr−ờng một khi đã tách khỏi chỗ dựa nhà n−ớc. Do đấy, DNNN sau cổ phần hoá cần đ−ợc hỗ trợ một số giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp nhà n−ớc sau cổ phần hoá tiếp tục phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn nữa.

5.2. Khuyến nghị

Đối với các Bộ, ban ngành có liên quan:

(1) Tăng c−ờng tổng kết, đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp cổ phần

Đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp là sự đo l−ờng nhằm xác định vị thế hiện tại của doanh nghiệp từ đó đ−a ra dự báo về triển vọng. Tổng kết công tác cổ phần hoá là một lĩnh vực công tác rất mới mẻ đối với n−ớc ta. Trong bối cảnh môi tr−ờng kinh doanh luôn luôn biến động, xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra từng ngày, từng giờ, thì áp lực trong công việc phải tìm cách nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là hết sức gay gắt, khiến các doanh nghiệp phải liên tục đổi mới để có thể tồn tại và phát triển bền vững.

(2) Ban hành quy chế về quyền hạn và nâng cao hơn nữa trách nhiệm của ng−ời đại diện phần vốn nhà n−ớc tại các công ty cổ phần theo h−ớng gắn trách nhiệm với quyền lợi của những thành viên này để họ thực sự thực hiện tốt vai trò của nhà n−ớc trong doanh nghiệp cổ phần.

Đối với các doanh nghiệp nhà n−ớc đã cổ phần hoá:

(1) Làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của ng−ời lao động về chủ tr−ơng cổ phần hoá.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi cổ phẩn và giải pháp hỗ trợ các công ty cổ phần thuộc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nội (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)