Giải pháp về chính sách

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi cổ phẩn và giải pháp hỗ trợ các công ty cổ phần thuộc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nội (Trang 97 - 107)

6 Thu nhập BQ ng−ời/tháng (đồng) 50.000 7 Các khoản nộp ngân sách (đồng) 7.783

4.3.2.1.Giải pháp về chính sách

a. Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hành lang pháp lý cho thông thoáng, đồng bộ Hiện nay có tình trạng thông t− văn bản của bộ và các ngành thiếu sự thống nhất chỉ đạo, do vậy doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức thực hiện. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, có thể tăng c−ờng hội nhập quốc tế, nhà n−ớc cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện môi tr−ờng pháp lý, tạo lập môi tr−ờng kinh tế - xã hội lành mạnh, thuận lợi cho tr−ơng trình cổ phần hoá cũng nh− đảm bảo, bảo hộ quyền lợi hợp pháp cho chủ sở hữu cổ phiếu và các giấy tờ có giá khác. Kinh nghiệm các n−ớc cho thấy, cổ phần hoá chỉ thành công trong điều kiện khung khổ pháp lý đầy đủ, môi tr−ờng kinh tế vĩ mô ổn định, môi tr−ờng văn hoá xã hội tốt. Tr−ớc mắt cần tập trung vào các việc sau:

• Bổ sung quyền sở hữu, định đoạt hợp pháp các loại cổ phiếu và giấy tờ có giá khác vào Hiến pháp.

• Thống nhất tính đồng bộ, nhất quán trong các văn bản pháp lý của nhà n−ớc, cụ thể nh− giữa Luật doanh nghiệp với Nghị định 44, Quyết định 145, Nghị định số 61 về thanh, kiểm tra doanh nghiệp, Nghị định số 48 về thị tr−ờng chứng khoán.

• Cùng với việc sửa đổi, bổ sung và hoàn chỉnh lại Luật phá sản và hệ thống các văn bản h−ớng dẫn để Luật phá sản có thể đi vào cuộc sống, thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm với kết quả sản xuất kinh doanh là lành mạnh hoá tình hình tài chính, đề nghị chính phủ chỉ đạo sửa đổi tồn tại của một số cơ chế chính sách hiện hành ch−a phù hợp và ban hành những chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp cổ phần hoá phát triển.

Nghị định 187/2004/NĐ-CP:

Sau khi có Nghị định 187/2004/NĐ-CP thì việc cổ phần hoá doanh nghiệp có những thuận lợi mới. Tuy nhiên vẫn cần đ−ợc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và nâng lên mức độ pháp lý cao hơn cho phù hợp với thực tế thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà n−ớc trongthời gian tới. Sau đây là một số kiến nghị đối với việc sửa đổi Nghị định 187/CP

(1) Về xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp nhà n−ớc tại thời điểm cổ phần hoá:

Nên chăng chúng ta áp dụng hình thức đấu giá để xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp nhà n−óc tại thời điểm cổ phần hoá. Trong đó mức giá tối thiểu là mức giá mà doanh nghiệp đ−ợc cơ quan hoặc cấp chủ quản phê duyệt; mức

của thị tr−ờng đấu giá quyết định trong khuôn khổ pháp luật cho phép và tuân thủ đúng chủ tr−ơng, đ−ờng lối của Đảng và Nhà n−ớc về cổ phần hoá đồng thời thể hiện tinh thần của các văn bản có liên quan đến vấn đề cổ phần hoá do chính phủ và các Bộ ban hành.

Khi giá trị thực tế của doanh nghiệp đ−ợc xác định theo cách này thì căn cứ để tính mức cổ phiếu bán ra cho cá nhân, tổ chức ngoài doanh nghiệp là giá đ−ợc chọn thông qua bán đấu giá. Tuy nhiên quá trình này khá phức tạp đòi hỏi khi tiến hành, chính phủ và các Bộ có liên quan ban hành các văn bản đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, kịp thời quy định những nội dung cụ thể để h−ớng dẫn doanh nghiệp thực hiện.

(2) Về chính sách −u đãi đối với doanh nghiệp cổ phần hoá

Tăng c−ờng chế độ −u đãi cho ng−ời lao động trong công ty cổ phần theo thâm niên công tác và mức độ đóng góp của họ với công ty. Mức độ −u đãi này thể hiện ở chỗ công ty cho hẳn ng−ời lao động một số tiền nhất định để mua cổ phần, hay công ty cho ng−ời lao động làm ở công ty một số cổ phần nhất định. Điều này không những hợp tình mà còn hợp lý. Ng−ời lao động đã cống hiến cho công ty, khi công ty chuyển đổi sở hữu thì ng−ời sở hữu nên trích một phần vốn cho họ. Mặt khác, việc điều chỉnh này còn đảm bảo cho ng−ời lao động có đ−ợc sở hữu nhất định trong công ty cổ phần khi năng lực tài chính của bản thân họ không đủ để mua cổ phần theo giá mà nhà n−ớc bán −u đãi cho họ.

• Đối với một số nội dung quy định trong các văn bản do các Bộ, ngành ban hành nhằm h−ớng dẫn thực hiện Nghị định 44/1998/NĐ-CP mà trái với tinh thần của Nghị định này đều phải đ−ợc sửa đổi bổ sung cho thống nhất.

• Cần phải nghiên cứu các văn bản luật và d−ới luật có liên quan đến doanh nghiệp cổ phần hoá để hạn chế tối đa mức chênh lệch về lợi ích giữa doanh nghiệp nhà n−ớc sau khi cổ phần hoá với doanh nghiệp nhà n−ớc.

(3) Về những −u đãi đối với ng−ời lao động trong doanh nghiêp nhà n−ớc cổ phần hoá:

• Nên giao việc xác định tiêu chí ng−ời nghèo cho Ban chỉ đạo Đổi mới và Quản lý doanh nghiệp giải quyết sao cho phù hợp với quy định hiện hành, cho phép đảm bảo công bằng mà không chia đều cho mọi ng−ời. Lý do là trên thực tế tiêu chí ng−ời lao động nghèo tuy đã qua nhiều lần sửa đổi và mới đây nhất tại Thông t− số 03 của Bộ lao động, Th−ơng binh và Xã hội ban hành ngày 09 tháng 01 năm 1999 nh−ng trên thực tế đến nay vẫn khó vận dụng vì mức thu nhập bình quân năm 1999 mãi đến giữa năm 1999 mới có. Quy định năm 2000 thì ch−a có. Theo đó các doanh nghiệp cổ phần đầu năm 1999 vận dụng lúng túng, mặt khác quy trình tính thu nhập bình quân phức tạp, tốn nhiều thời gian để xác định.

• Để khuyến khích và tạo sự công bằng cho doanh nghiệp có một phần vốn tự tích luỹ, mặt khác nhằm cân đối hơn về lợi ích giữa ng−ời lao động trong cùng một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp khác với nhau thì Khoản 1 Điều 14 nên sửa đổi bổ sung nh− sau: “đ−ợc nhà n−ớc bán với giá −u đãi cho ng−ời lao động trong doanh nghiệp tuỳ theo năm công tác của từng ng−ời. Một năm làm việc cho nhà n−ớc đ−ợc mua tối đa 10 cổ phần (giá trị một cổ phần: 100.000 đồng) với mức giảm giá 30% so với đối t−ợng khác. Tổng giá trị −u đãi cho ng−ời lao động

không quá 20% giá trị vốn nhà n−ớc tại doanh nghiệp. Những doanh nghiệp không dùng hết số tiền thừa phụ trội sẽ trích quỹ này để bù đắp.” Ng−ời lao động trong các doanh nghiệp có vốn tự tích luỹ ngoài những −u đãi chung còn đ−ợc phát không một số cổ phần tuỳ theo năm công tác của từng ng−ời. Tổng giá trị cổ phần phát hành không bằng 50% vốn tự tích luỹ của doanh nghiệp.

(4) Về quy định khống chế việc bán cổ phần

Một số chính sách thủ tục còn ch−a thông thoáng, thủ tục phiền hà. Khoản 2 Điều 13 Pháp lệnh chống tham nhũng quy định:“ Cán bộ lãnh đạo quản lý ngiệp vụ của doanh nghiệp, vợ hoặc chồng, con của họ làm việc tại doanh nghiệp chỉ đ−ợc mua cổ phần không quá mức bình quân trong doanh nghiệp cổ phần hoá”. Điều này làm cán bộ quản lý bị thiệt thòi quyền lợi tạo ra sự thiếu bình đẳng giữa những ng−ời làm việc lâu năm với ng−ời làm việc ít năm, không khuyến khích cán bộ quản lý doanh nghiệp mua cổ phần −u đãi, nh− những ng−ời lao động khác và làm nảy sinh t− t−ởng ngại mua nhiều cổ phần vì dễ bị đánh giá là có thể có biểu hiện tham nhũng.

Để giải quyết vấn đề này cần xoá bỏ mức giới hạn mua cổ phần đối với cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp cổ phần hoá mà tr−ớc hết phải xem lại Điều 13 của Pháp lệnh chống tham nhũng về các quy định đối với các doanh nghiệp cổ phần hoá.

Việc khống chế quyền mua cổ phiếu lần đầu của cán bộ lãnh đạo trong doanh nghiệp là một vấn đề gây tâm lý e ngại, lo lắng về vị trí công tác, việc làm của ng−ời lao động. Hiện tại những cán bộ này là những chủ chốt trong guồng máy hoạt động của doanh nghiệp, sự phát triển h−ng thịnh của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào hàng ngũ cán bộ này, song việc khống chế nh− trên dẫn đến

tâm lý chung là khi doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá thì quyền và lợi ích của họ trong công ty cổ phần không nhiều (phần vốn mà họ nắm giữ do bị khống chế là quá nhỏ so với tổng vốn của doanh nghiệp) nh−ng vị trí công tác bấp bênh, đời sống và thu nhập thì không có gì đảm bảo chắc chắn.

b. Tăng c−ờng hợp tác giữa các Bộ, Ngành trong công tác cổ phần hoá, xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền các cấp, của lãnh đạo doanh nghiệp nhà n−ớc trong việc thực hiện chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà n−ớc.

Các bộ cùng phối hợp với nhau và với Ban Đổi mới và Quản lý doanh nghiệp Trung −ơng kịp thời sử lý những v−ớng mắc của doanh nghiệp cổ phần hoá tạo tiếng nói chung thống nhất của cơ quan quản lý nhà n−ớc chỉ đạo ch−ơng trình này.

Phối hợp giữa bộ, ngành tổng hợp ở trung −ơng thành lập một số các tổ công tác đến các Bộ, địa ph−ơng để kiểm tra đôn đốc việc thực hiện và giả quyết những v−ớng mắc của doanh nghiệp nhà n−ớc cổ phần hoá. Cụ thể:

(1) Bộ Lao động, Th−ơng binh và Xã hội

Chủ trì phối hợp với các bộ, ban ngành chỉ đạo, kiểm tra, tổng hợp báo cáo tình hính quản lý sử dụng lao động, thực hiện luật lao động, chế độ bảo hiểm xã hội, tiền l−ơng ở các doanh nghiệp cổ phần hoá, thẩm định kế hoạch đào tạo công nhân, cán bộ quản lý của doanh nghiệp trình UBND tỉnh duyệt kinh phí hỗ trợ.

(2) Bộ Tài chính

Có ph−ơng án sửa đổi, bổ sung cải tiến quy trình ph−ơng pháp xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá, đảm bảo nhanh, gọn bảo toàn đ−ợc tài sản nhà

n−ớc; đồng thời thực hiện từng b−ớc việc bán đấu giá doanh nghiệp nhà n−ớc khi chuyển đổi sở hữu nói chung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sớm ban hành văn bản h−ớng dẫn thống nhất việc trích chi phí hoạt động cũng nh− mức thù lao cho Hội động quản trị.

Cần tăng c−ờng kiểm tra, tổng hợp báo cáo tiến độ bán cổ phần, số vốn Nhà n−ớc còn lại ở từng doanh nghiệp, tình hình tạm ứng, thanh toán cổ tức với các cổ đông, nộp cổ tức phần vốn nhà n−ớc còn lại ở doanh nghiệp vào tài khoản “Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá”.

(3) Ban Đổi mới và Quản lý các doanh nghiệp nhà n−ớc:

Cần làm tốt nhiệm vụ t− vấn, công tác tham m−u cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh trong lãnh đạo chỉ đạo tổ chức sắp xếp doanh nghiệp.

Cần có ph−ơng pháp quản lý công ty cổ phần để cung cấp thông tin cũng nh− h−ớng dẫn các công ty này hoạt động thống nhất và theo đúng chế độ quy định của Đảng và Nhà n−ớc.

c. Tạo điều kiện phát triển thị tr−ờng chứng khoán

Thị tr−ờng chứng khoán tại Việt Nam ra đời mới đ−ợc một thời gian rất ngắn nh−ng đó là một trong những nhân tố thúc đẩy quá trình cải cách hệ thống doanh nghiệp nhà n−ớc, đặc biệt là cổ phần hoá theo các nguyên tắc thị tr−ờng và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn vốn dồi dào của xã hội. Các doanh nghiệp phải tự củng cố uy tín, chủ động để huy động nguồn vốn thị tr−ờng và có trách nhiệm hơn với việc sử dụng vốn kinh doanh. Hơn nữa, trong điều kiện giá vốn cao (12%/năm - lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng), các công ty cổ phần sẽ có xu h−ớng chuyển mạnh hình thức huy động vốn thông qua thị tr−ờng chứng khoán và đó sẽ là điều kiện để phát huy tác dụng của thị tr−ờng chứng khoán. Thực tiễn sôi động

diễn ra tại Sàn giao dịch của Trung tâm giao dịch chứng khoán phía Nam hiện nay không những khẳng định sự có mặt khách quan của một định chế tài chính bậc cao của nền kinh tế thị tr−ờng, mà còn chứng tỏ cần và có thể tháo gỡ nhu cầu “động” về vốn luôn luôn có chiều h−ớng gia tăng của các doanh nghiệp bằng cách phát hành cổ phiếu công khai, hợp pháp trên thị tr−ờng chứng khoán.

Vì vậy, sự hình thành và hoàn thiện cơ chế hoạt động của thị tr−ờng chứng khoán nói chung và thị tr−ờng cổ phiếu nói riêng là điều kiện và công cụ ngày càng trở nên quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển cuả doanh nghiệp cổ phần.

d. Tranh thủ tối đa các nguồn tài trợ thông qua các dự án để hỗ trợ các Bộ, ngành, địa ph−ơng và các Sở tích cực thực hiện chủ tr−ơng cổ phần hoá, tăng c−ờng năng lực cho các Ban Đổi mới và Quản lý doanh nghiệp, bổ sung vào quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần để giải quyết kịp thời những yêu cầu về chính sách đối với doanh nghiệp và ng−ời lao động.

e. Xây dựng hệ thống cơ chế chính sách để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cổ phần

(1) Tạo mọi điều kiện cần thiết để cho các doanh nghiệp tự chủ, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo toàn và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đ−ợc giao và tự bổ sung. Tạo cơ chế chính sách để doanh nghiệp tự hoàn thiện, tự nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh theo pháp luật.

Về vốn: cần phải có quy định cụ thể về tỷ lệ cổ phần nhà n−ớc trong các doanh nghiệp cổ phần theo các quy mô, ngành nghề khác nhau để có những ph−ơng thức quản lý vốn nhà n−ớc t−ơng ứng. Đối với đầu t− mới, nhất thiết phải theo quy hoạch phát triển ngành kinh tế kỹ thuật, vùng và địa ph−ơng trên cơ sở

tuân thủ chế độ quản lý đầu t− xây dựng cơ bản do chính phủ ban hành. Chính phủ khẩn tr−ơng hoàn thiện cơ chế này theo h−ớng phân cấp mạnh, chủ đầu t− và ng−ời phê duyệt dự án đồng chịu trách nhiệm về hiệu quả của dự án.

Về lao động tiền l−ơng: Nhà n−ớc cần quy định về quyền hạn của doanh nghiệp đối với quy định về l−ơng, th−ởng, cũng nh− các quy định về phụ cấp cho Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

Về kiểm tra, kiểm soát: Nhà n−ớc thông qua các cơ quan của mình thực hiện việc kiểm tra giám sát trên cơ sở luật pháp và đảm bảo quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần, tránh sự chồng chéo, trùng lặp giữa các cơ quan,các cấp thanh tra, kiểm tra khác nhau về cùng một nội dung, gây phiền hà, tốn kém cho doanh nghiêp. Cụ thể:

• Cần xác định một tiêu chí hợp lý để vừa bảo đảm thực hiện chức năng quản lý nhà n−ớc, vừa bảo đảm quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần.

• Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà n−ớc thấm nhuần mục đích chính của thanh tra, kiểm tra là nhằm tăng c−ờng quản lý, phát hiện những bất cập của chính sách, cơ chế để bổ sung, hoàn thiện và h−ớng dẫn, giúp đỡ doanh nghiệp thực hiện tốt luật pháp,chính sách chứ không phải lấy thanh tra kiểm tra là cớ để hạch sách, vòi vĩnh doanh nghiệp.

• Kiện toàn hệ thống t− pháp bảo đảm việc giải quyết các vụ án kinh tế một cách công bằng, chính xác, đồng thời nâng cao hiệu lực của công tác thi hành án.

(2) Ban hành chính sách xử lý lao động dôi d− trong doanh nghiệp nhà n−ớc sau cổ phần hoá, đảm bảo nguồn tài chính thoả đáng cho việc này.

Nhà n−ớc cần hoàn chỉnh các chính sách trong đó có các chính sách trợ cấp thôi việc đối với ng−ời lao động có thời gian làm việc tại khu vực nhà n−ớc đã chuyển sang cổ phần. Theo đó, nhà n−ớc cần quy định cụ thể nguồn chi, trình tự, thủ tục, tránh phiền hà cho ng−ời lao động khi nhận trợ cấp thôi việc.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi cổ phẩn và giải pháp hỗ trợ các công ty cổ phần thuộc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nội (Trang 97 - 107)