6 Thu nhập BQ ng−ời/tháng (đồng) 50.000 7 Các khoản nộp ngân sách (đồng) 7.783
4.3.1. Sự cần thiết phải có các giải pháp hỗ trợ DNNN sau cổ phần hoá
Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà n−ớc là một chiến l−ợc cải cách doanh nghiệp nhà n−ớc, là một quá trình tất yếu của tất cả các n−ớc trên thế giới. Đảng và Nhà n−ớc ta coi vấn đề này là một trong những nội dung quan trọng nhất để cải cách và cơ cấu lại doanh nghiệp. Nhà n−ớc khuyến khích doanh nghiệp cổ phần hoá, nh−ng sau đó không hề nuôi d−ỡng cho các công ty này phát triển. Sự quan tâm của nhà n−ớc chỉ dừng lại ở việc liệt kê tên doanh nghiệp vào danh sách các công ty đã cổ phần hoá, còn sau đó thì thả nổi để công ty hoạt động, tự giải quyết v−ớng mắc khó khăn.
Thời kỳ hậu cổ phần hoá là rất quan trọng đối với các công ty cổ phần. Sau khi cổ phần hoá, tuy cùng hoạt động theo Luật doanh nghiệp nh−ng các doanh nghiệp cổ phần hoá mới b−ớc đầu ra làm “ăn riêng”, còn nhiều bỡ ngỡ trong quá trình hoạt động theo cơ chế mới, gây nên những lúng túng ban đầu cho các doanh nghiệp, ảnh h−ởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tính tất yếu phải có các giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp sau cổ phần hoá đ−ợc quyết định bởi những lý do sau:
Nền kinh tế thị tr−ờng Việt Nam phát triển trên cơ sở một nền sản xuất nhỏ, sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn và sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các khu vực. Điều đó thể hiện ở chỗ nền kinh tế chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp còn nhỏ bé, kết cấu hạ tầng kém phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn; tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế và đầu t− phát triển còn thấp kém; năng suất và chất l−ợng sản phẩm thấp. Hơn nữa, nền kinh tế thị tr−ờng ở Việt Nam phát triển từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung cao độ, mang nặng tính chất mệnh lệnh, quyền uy, ban phát tặng, thành phần kinh tế nhà n−ớc giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị tr−ờng. Các doanh nghiệp nhà n−ớc đ−ợc sự bao bọc, bảo hộ của nhà n−ớc về mọi mặt, tạo nên sự trì trệ, ỷ lại trong t− t−ởng của những ng−ời lãnh đạo, những ng−ời lao động. Khi nhà n−ớc thực hiện ch−ơng trình cổ phần hoá nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà n−ớc thì vấn đề đó có những ảnh h−ởng không nhỏ, khó khắc phục trong một sớm một chiều. Khi đã tiến hành cổ phần hoá, nhiều doanh nghiệp vẫn còn t− t−ởng là doanh nghiệp nhà n−ớc, có t− t−ởng ỷ lại vào bao cấp về vốn của ngân sách cũng nh− các lợi thế do nhà n−ớc mang lại, tạo ra những khó khăn trong quá trình hoạt động. Trong khi đó, hiện nay Đảng và Nhà n−ớc ch−a có hệ thống chính sách cụ thể, thực sự h−ớng dẫn doanh nghiệp sau cổ phần hoá. Chính vì thế cần có những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong những b−ớc tiếp theo trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
(2) Do yêu cầu hội nhập của nền kinh tế thế giới
Hội nhập quốc tế có một vấn đề rất đáng quan tâm là mặc dù các cam kết hội nhập AFTA, APEC, nh−ng theo kết quả điều tra của trung tâm thông tin khoa học kinh tế Việt Nam chỉ có 84% có thông tin về hội nhập WTO. Trên thực tế, qua nắm tình hình trực tiếp tại các doanh nghiệp cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp
hiểu về tiến trình hội nhập còn thấp hơn nhiều, đặc biệt là các doanh nghiệp cổ phần hoá. Đó là điều đáng lo ngại khi thời gian chúng ta thực hiện các cam kết hội nhập đang tiến gần. Do đó việc hỗ trợ các doanh nghiệp nắm bắt các thông tin trên là hết sức cần thiết.
Thực trạng về năng lực xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập cũng đáng báo động. Theo kết quả điều tra đ−ợc công bố gần đây đối với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp về khả năng xuất khẩu chỉ có 23,8% doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, trong đó các doanh nghiệp cổ phần chiếm một tỷ lệ rất thấp, 13,7% doanh nghiệp có triển vọng xuất khẩu và 62,5% doanh nghiệp hoàn toàn không có khả năng xuất khẩu. Các doanh nghiệp nhà n−ớc sau khi tiến hành cổ phần hoá và bắt đầu hoạt động theo cơ chế mới đã có những tiến bộ trong sản xuất cũng nh− năng lực xuất khẩu, tuy nhiên vì mới thực hiện chủ tr−ơng cổ phần hoá ch−a lâu, vẫn còn bỡ ngỡ trong giai đoạn hậu cổ phần hóa nên vẫn cần sự hỗ trợ từ phía nhà n−ớc về mọi mặt. Trong quá trình hội nhập kinh tế chúng ta phải chịu rất nhiều sức ép mà sức ép lớn nhất hiện nay là về mặt thời gian, trong khi đó quá trình hành động của chúng ta lại rất chậm chạp. Chính vì vậy, điều cần thiết là gắn liền với việc thực hiện lộ trình hội nhập cần phải xây dựng và thực hiện cho đ−ợc một lộ trình nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, trong đó các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp nhà n−ớc nói chung và đặc biệt là đối với các doanh nghiệp cổ phần là hết sức quan trọng.
(3) Do khung khổ pháp lý và các chế độ chính sách còn nhiều vấn đề bất cập Từ doanh nghiệp nhà n−ớc chuyển sang công ty cổ phần là sự thay đổi về mọi mặt, từ quyền sở hữu đến quyền năng pháp lý.
Quá trình chuyển đổi doanh nghiệp nhà n−ớc tất yếu sẽ có một bộ phận tài sản nhà n−ớc chuyển đổi thành sở hữu của các thành phần kinh tế khác. Do vậy, cần phải có một đạo luật của Quốc hội, hoặc ít ra là một Pháp lệnh do Uỷ ban Th−ờng vụ Quốc hội quy định; nh−ng đến nay Quốc hội ch−a có văn bản pháp lý này.
Khi doanh nghiệp còn là doanh nghiệp nhà n−ớc thì mọi hoạt động tuân thủ Luật doanh nghiệp nhà n−ớc. Bản thân doanh nghiệp nhà n−ớc là một pháp nhân nh−ng không có quyền sở hữu đối với tài sản, mọi hoạt động của doanh nghiệp nhà n−ớc đều tuân thủ theo sự chỉ đạo của chủ sở hữu nhà n−ớc thông qua cơ chế chủ quản, từ việc ra quyết định thành lập, bổ nhiệm các chức danh quản lý đến việc thay đổi ngành nghề kinh doanh, các hợp đồng vay m−ợn, thế chấp đều phải đ−ợc phép của cơ quan chủ quản.
Khi chuyển sang công ty cổ phần thì bản thân công ty cổ phần có quyền sở hữu đối với tài sản, công ty cổ phần là một pháp nhân đầy đủ, cơ quan lãnh đạo cao nhất của công ty là Đại hội đồng cổ đông. Đại hội đồng cổ đông gồm những ng−ời chủ sở hữu công ty- những cổ đông có quyền biểu quyết. Trên công ty cổ phần không có cơ quan chủ quản nh− doanh nghiệp nhà n−ớc. Công ty cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp, điều lệ công ty. Nh−ng vấn đề là ở chỗ Luật doanh nghiệp và một số văn bản pháp luật khác ch−a đồng bộ gây, vẫn còn những điều quy định không rõ, gây khó khăn cho doanh nghiệp tiếp tục hoạt động sau khi đã hoàn thành công tác cổ phần hoá.
Sau khi chuyển thành công ty cổ phần, trên thực tế đã tạo nên sự đột biến về mặt pháp lý, những ng−ời lao động, ng−ời quản lý và các mối quan hệ giữa các thành viên trong công ty cổ phần vẫn ch−a chuyển biến kịp nên sau khi chuyển thành công ty cổ phần, nhiều công ty phát sinh các sự cố, các tranh chấp đã
ảnh h−ởng đến kết quả kinh doanh của công ty, thậm chí có công ty phải đóng cửa hàng năm trời để tranh cãi nhau.
Điều nay dẫn đến là nhất thiết phải có sự điều chỉnh của chính phủ về mặt pháp luật, xây dựng hệ thống pháp lý về hậu cổ phần hoá, hỗ trợ các doanh nghiệp cổ phần hoạt động tạo hiệu quả kinh tế cao hơn.
(4) Do đòi hỏi giải quyết những khó khăn, bức xúc đặt ra của các doanh nghiệp đã cổ phần hoá
Qua những phân tích nh− đã trình bày, những tồn tại của các doanh nghiệp sau cổ phần hoá đòi hỏi phải có những giải pháp về vốn, thay đổi công nghệ, về vấn đề lao động, thuế, tín dụng,… tạo sự phát triển cho các doanh nghiệp, đồng thời giúp các doanh nghiệp đang cổ phần hoá hay chuẩn bị cổ phần hoá tránh đ−ợc những khó khăn ách tắc trong quá trình tiếp tục chuyển đổi sang công ty cổ phần.
(5) Do sự đòi hỏi của thị tr−ờng chứng khoán (cụ thể là thị tr−ờng cổ phiếu) Về mặt thời gian, ở Việt Nam, các công ty cổ phần ra đời và phát triển tr−ớc khi chính thức thành lập thị tr−ờng chứng khoán nói chung và thị tr−ờng cổ phiếu nói riêng. Tuy nhiên trên thực tế thế giới và trong n−ớc đã đang chứng tỏ giữa doanh nghiệp cổ phần và thị tr−ờng chứng khoán (cụ thể là thị tr−ờng cổ phiếu) có mối quan hệ phụ thuộc chặt chẽ và hỗ trợ nhau cùng phát triển. Cổ phần hoá tạo ra hàng hoá cho thị tr−ờng chứng khoán, đó là hoạt động của thị tr−ờng sơ cấp; còn hoạt động của Trung tâm Giao dịch chứng khoán là hoạt động của thị tr−ờng thứ cấp. Nếu nh− thị tr−ờng sơ cấp hoạt động tốt, chuẩn mực cao thì sẽ tạo điều kiện tiền đề cho thị tr−ờng thứ cấp hoạt động có hiệu quả, ng−ợc lại một khi thị tr−ờng thứ cấp mở ra và hoạt động tốt sẽ thúc đẩy hoạt động của thị tr−ờng sơ cấp.
Chính vì thế, sự phát triển các doanh nghiệp cổ phần (đủ điều kiện đ−ợc phát hành cổ phiếu trên thị tr−ờng chứng khoán) không chỉ tạo điều kiện tăng l−ợng cung hàng hoá (cổ phiếu) mà còn góp phần làm tăng sự sôi động và xung lực cho thị tr−ờng chứng khoán.