Đánh giá DNNN sau cổ phần hoá tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi cổ phẩn và giải pháp hỗ trợ các công ty cổ phần thuộc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nội (Trang 53 - 54)

1 Sáp nhập, hợp nhất 79 07 94 380 2 Cổ phần hóa, giao, bán, khoán, cho thuê 508 48 500

2.2.2.3.Đánh giá DNNN sau cổ phần hoá tại Việt Nam

Tổng số vốn nhà n−ớc đánh giá lại khi CPH là hơn 3.000 tỷ đồng (tăng từ 10 - 15% so với giá trị ghi trên sổ sách). Qua CPH đã huy động 3.000 tỷ đồng vốn ngoài xã hội vào phát triển sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, sự thay đổi ph−ơng thức quản lý đã tạo động lực thúc đẩy DN kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn. Vai trò làm chủ thật sự của ng−ời lao động với t− cách là cổ đông trong Công ty cổ phần b−ớc đầu đ−ợc khơi dậy và phát huy, thể hiện rõ ở tinh thần hăng say và tự giác làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh đ−ợc nâng lên.Theo báo cáo của các doanh nghiệp CPH đã hoạt động trên một năm, các chỉ tiêu kinh tế của hầu hết các Doanh nghiệp đều có mức tăng tr−ởng cao. Trong đó, doanh thu bình quân tăng 1,4 lần, lợi nhuận tăng 2 lần, nộp ngân sách tăng 22%, số l−ợng lao động tăng. Điều đáng chú ý là các DNNN cổ phần hoá trong thời gian qua rất ít ng−ời lao động bị đ−a ra khỏi doanh nghiệp trừ những tr−ờng hợp tự nguyện. Đồng thời, thu nhập của ng−ời lao động cũng tăng thêm so với tr−ớc khi CPH từ 200.000 - 500.000 đồng.

Tuy vậy do phần lớn các DNNN CPH thuộc diện vừa và nhỏ, vốn nhà n−ớc d−ới 10 tỷ đồng là phổ biến nên mục tiêu huy động vốn và cơ cấu lại các nguồn vốn Nhà n−ớc qua CPH còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân đó là:

(1) Sự thiếu bình đẳng giữa DNNN và Công ty cổ phần đang cản trở việc đẩy nhanh tiến độ CPH. Bởi hiện nay, các DNNN đang đ−ợc h−ởng quá

nhiều −u đãi: không phải góp vốn; không phải chịu rủi ro trong kinh doanh; đặc biệt có lợi thế hơn Công ty cổ phần về sử dụng đất, vay vốn ngân hàng, đ−ợc khoanh nợ, xoá nợ khi gặp rủi ro, đ−ợc xét giảm, miễn thuế dễ dàng.

(2) Việc khống chế tỷ lệ mua cổ phần lần đầu; quy định về số cổ phần −u đãi nói chung và đối với cán bộ quản lý nói riêng; xử lý phần lớn vốn tự bổ sung, nợ khó đòi nh− hiện nay đang dần làm mất đi sự nhiệt tình và hăng hái của không ít doanh nghiệp và ng−ời lao động.

(3) Việc ban hành các quy định về xác định phẩm chất và giá trị tài sản ch−a đ−ợc chú trọng nên quyền quyết định cuối cùng thuộc về hội đồng định giá tài sản sau khi bàn bạc thống nhất với doanh nghiệp. Vì vậy kết quả thu đ−ợc nhiều khi không phù hợp với thực tế do bị chi phối bằng tính cảm quan, thoả hiệp giữa hội đồng định giá và doanh nghiệp đ−ợc định giá.

(4) Việc quản lý nhà n−ớc đối với doanh nghiệp CPH ch−a đ−ợc quy định kịp thời và cụ thể gây cho doanh nghiệp CPH nhiều lúng túng trong hoạt động hoặc có tâm lý ngần ngại khi quyết định chuyển đổi DNNN thành Công ty cổ phần. Ví dụ nh− Công ty bánh kẹo Hà Nội khi làm đơn tiến hành CPH vào năm 1999. Ngay lập tức, Công ty thực phẩm Miền Bắc đệ trình văn bản gửi cục sở hữu công nghiệp xin đăng ký nhãn hiệu Hà Nội cho các sản phẩm bánh kẹo của công ty [dẫn theo 21].

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi cổ phẩn và giải pháp hỗ trợ các công ty cổ phần thuộc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nội (Trang 53 - 54)