Vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp nhàn −ớc sau cổ phần hoá

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi cổ phẩn và giải pháp hỗ trợ các công ty cổ phần thuộc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nội (Trang 33 - 34)

ở đây “hỗ trợ” không có nghĩa là thực hiện sự giúp đỡ không có tính th−ơng mại mà hỗ trợ doanh nghiệp có nghĩa là giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, thanh toán và đầu t−. Và mục đích của hỗ trợ đó là: tạo mối quan hệ giữa nhà n−ớc và doanh nghiệp, từng b−ớc giúp đỡ doanh nghiệp đứng vững khi bắt đầu b−ớc vào hoạt động sản xuất kinh doanh độc lập thông qua các cơ chế chính sách phù hợp [dẫn theo 32].

B−ớc đầu đi vào hoạt động theo mô hình của công ty cổ phần, tách khỏi sự quản lý của nhà n−ớc, cần thiết phải có các chế tài, hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Nhất là đối với công ty cổ phần xuất phát điểm từ doanh nghiệp nhà n−ớc, vốn sẵn quen “dựa dẫm” vào nhà n−ớc từ vốn đến các cơ chế −u tiên.

Bên cạnh đó, để đảm bảo cho công ty cổ phần hoạt động tốt hơn trong “những ngày đầu”, bắt buộc nhà n−ớc phải xem xét và cân nhắc đến các chính sách đối với công ty cổ phần.

Hỗ trợ doanh nghiệp nhà n−ớc sau cổ phần là việc định ra những chế tài nhằm giúp đỡ doanh nghiệp cổ phần ổn định sản xuất kinh doanh, hoà nhịp vào vòng quay của nền kinh tế thị tr−ờng, đảm bảo sự công bằng giữa các thành phần kinh tế [dẫn theo 32].

Một trong những vấn đề gây nhiều tranh luận hiện nay là nhà n−ớc sẽ hỗ trợ doanh nghiệp nh− thế nào để doanh nghiệp từng b−ớc tách ra khỏi sự nâng đỡ của nhà n−ớc, từng b−ớc đứng vững trên “đôi chân” của mình. Hầu hết các doanh nghiệp nhà n−ớc tại Việt Nam từ lâu đã quen với chỗ dựa là nhà n−ớc, do đấy, sức ỳ lớn, không chủ động trong sản xuất kinh doanh, hoạt động theo cơ chế thị tr−ờng những luôn trong trạng thái “xin-cho”, nếu sản xuất kinh doanh lỗ thì xin nhà n−ớc giãn nợ, hoặc xoá nợ. Tuy nhiên, trong ngày hai, doanh nghiệp từng b−ớc đi vào hoạt động tự chủ trong kinh doanh không thể ngay một lúc có thể đạt hiệu quả kinh doanh tối đa, đồng thời việc xác định sự công bằng giữa doanh nghiệp nhà n−ớc và công ty cổ phần cũng đang là một vấn đề đáng bàn. Điều này thực sự phải có “bàn tay” của nhà n−ớc điều tiết để hỗ trợ doanh nghiệp sau cổ phần hoá từng b−ớc ổn định sản xuất kinh doanh, tự chủ về tài chính.

2.2. thực trạng về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà n−ớc

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi cổ phẩn và giải pháp hỗ trợ các công ty cổ phần thuộc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nội (Trang 33 - 34)